Làm người quan trọng nhất là không ngừng cố gắng: Đừng để khi cha mẹ cần bạn chỉ có nước mắt, khi con cái cần bạn chỉ có hổ thẹn
Cuộc đời luôn có những biến cố có thể quật ngã chúng ta bất cứ lúc nào. Buông xuôi rất dễ dàng, cố gắng mới khó. Cố gắng không chỉ vì bản thân, mà còn vì chính những người sinh ra bạn và những người bạn sinh ra.
- 27-02-2020Làm việc có cần đầu tư 100% không? Người thực sự tài trí, trước khi “vô tư”, phải học cách “tư lợi” trước!
- 27-02-2020"Con chỉ mong mẹ hãy hiểu, mẹ vẫn còn một đứa con gái là con đang sống cùng bà nội": Bức thư của bé gái 10 tuổi khiến ai cũng nhói lòng
- 27-02-2020Những quy luật khắc nghiệt làm nên những bậc anh tài: Được cái này phải mất cái kia, muốn nhận thì phải cho, muốn có thành công thì phải trả giá bằng nỗ lực
1. Tuần trước, tôi đưa bố đi khám bệnh ở bệnh viện.
Phòng chờ bệnh nhân đông đúc, hai người đàn ông một già một trẻ ngồi lặng lẽ ở ghế chờ. Người cha mệt mỏi ngủ gục, còn người con trai mắt đỏ hoe. Vì chờ bố vào khám nên tôi đã hỏi chuyện họ.
Hóa ra, bố anh mới ngoài 60 tuổi, đi viện khám vì bệnh đau lưng. Tuy nhiên, sau khi thăm khám, chụp chiếu, bác sĩ chẩn đoán bố anh bị ung thư xương. Cột sống đã bị những tế bào ung thư phá hủy nghiêm trọng, tổn thương còn xâm lấn tới xương chậu, xương sườn. Có thể nói, bệnh tình vô cùng nghiêm trọng. Các bác sĩ còn rất ít cơ hội để can thiệp hiệu quả. Mà dù có điều trị để giảm đau, kéo dài thời gian sống, gia đình anh cũng không thể có điều kiện.
Theo lời kể, gia đình anh ở vùng quê, cũng không có nhiều điều kiện. Cả đời bố anh lao động vất vả, nhưng cũng chỉ đôi khi ốm vặt, cảm cúm, uống vài viên thuốc là khỏi, vậy nên đây là lần đầu tiên ông đi khám bệnh ở bệnh viện.
Bản thân người con trai, học hết cấp 3 anh đi làm công nhân ở khu công nghiệp gần nhà. Cuộc sống cũng không dư giả gì. Anh cho rằng, cuộc đời chỉ cần lo cơm 3 bữa, tàm tạm sống qua ngày là được. Gia đình ở quê, đâu cần bon chen gì nhiều với cuộc đời. Đến đợt này, vì bố anh bị đau lưng kéo dài đã vài tháng, mấy viên thuốc thông thường không tác dụng, cả nhà mới cố gắng gom góp chút tiền đưa bố anh đi bệnh viện lớn thăm khám. Kết quả ra bệnh nghiêm trọng như vậy, thật không biết làm sao.
Số tiền bố con anh mang theo cũng không nhiều, dù chỉ để duy trì thuốc thang, giảm đau cũng không biết cầm cự được mấy ngày ở thành phố cuộc sống đắt đỏ này. Thời điểm này, có lẽ anh cảm thấy rất bất lực.
Tuổi trẻ an phận, không định hướng lâu dài, thu nhập của anh chỉ vừa đủ để trang trải cuộc sống gia đình thường nhật. Khi một biến cố xảy đến, anh không hề có sự chuẩn bị nên hoàn toàn bị động, bối rối. Nhìn bố đau đớn, mệt mỏi gục bên cạnh, nước mắt người đàn ông lăn dài.
2.
- Mẹ ơi nhà mình giàu hay nghèo?
Đó là một câu hỏi khó trả lời đối với mọi phụ huynh. Nói đối với một đứa trẻ là một điều tối kỵ, Nói đối về hoàn cảnh gia đình lại càng không nên. Nhiều người cho rằng, con cái không nên biết gia đình có điều kiện để còn cố gắng. Họ "bôi đen" hoàn cảnh gia đình: Bố mẹ không có tiền, con phải ngoan phải học giỏi để sau này kiếm tiền nuôi bố mẹ. Con phải cố lên, đời này bố mẹ nhờ cậy hết ở con". Điều đó vô tình tạo tâm lý dè chừng, rụt rè cho trẻ.
Có một câu chuyện đã từng lan truyền như thế này. Một phụ nữ Giang Tô tên là Wang Shuzhen cùng chồng đưa 13 người con tới Đài Loan. Bà vốn là tiểu thư con nhà trí thức, biết chơi đàn, đánh cờ, viết thư pháp từ nhỏ. Chồng bà là một doanh nhân giàu có. Nhưng không may, năm đó người chồng gặp nạn qua đời.
Cái chết đột ngột của chồng khiến gia đình bà Wang chao đảo. Người phụ nữ vốn không phải động tay vào việc gì giờ đây phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Bà đã có thể cho con nghỉ học để bớt gánh nặng. Nhưng bà đã lựa chọn tự bản thân cố gắng và luôn động viên các con nỗ lực học tập. Ngay cả khi gia đình khó khăn, tiền bạc cạn kiệt, bà vẫn kiên định để các con tiếp tục đi học.
Cuối cùng tất cả 13 người con của bà đều trở thành tiến sĩ ở nhiều lĩnh vực, như nghiên cứu khoa học, kinh doanh, nghệ thuật, tài chính... Bà Wang còn được cựu Tổng thống Mỹ Bush viết thư khen ngợi là "người mẹ vĩ đại" và Tổng thống Bill Clinton chúc mừng sinh nhật.
Điều gì là động lực để bà Wang có thể kiên cường cố gắng vì các con như vậy. Nói về nghèo khó, có lẽ nhiều gia đình khó khăn chưa bằng bà Wang khi đó. Nhưng bao nhiều nhà nghèo chọn bằng mọi giá cho con đi học, thay vì nghỉ học kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Gia đình, mà cụ thể là cha và mẹ là những người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời các con. Dù lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu có những người cha, người mẹ giàu ý chí cố gắng, những đứa trẻ vẫn có thể thành công.
Nếu gia đình bạn nghèo, bạn cứ thẳng thắn nói thật với các con để tạo động lực cho con rằng: làm việc chăm chỉ sẽ giúp con và gia đình mình thay đổi được tương lai, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn.
Nếu gia đình bạn giàu, câu trả lời của bạn cũng nên hướng con tới giá trị của lao động để con không có tính ỷ lại, tự lập và chăm chỉ lao động, tự mình tạo dựng tương lai. Và những gia đình giàu có thì không nên chiều con vô lối để tạo cho trẻ thói ích kỷ chỉ biết hưởng thụ chứ không chịu lao động.
Sự cố gắng của bạn có thể chưa đạt được mục tiêu mong đợi. Nhưng chính quá trình đó là tấm gương cho các con. Nhiều bố mẹ luôn hy vọng vào thế hệ sau mà không hiểu rằng, chính họ là người đầu tiên cần nỗ lực. Dù là cố gắng để đạt tầm cao mới về vật chất hay tri thức, khả năng vươn lên của họ chính là một cuộc đua tiếp sức gia đình. Sự cố gắng của cha mẹ tạo nền tảng cho con cái. Đừng để đến khi con cái cần, bạn chỉ có thể hổ thẹn vì chưa từng cố gắng để tạo được những điều kiện tốt nhất cho con.