Làm ông chủ, nhất định phải làm SÓI
Điều đầu tiên mà người quản lý cần có, chính là sự "tàn nhẫn" của loài sói. "Thấm thía" 3 quy luật này, chắc chắn bạn sẽ hiểu được cách để trở thành một nhà lãnh đạo thành công.
- 07-09-20216 bản tính khôn ngoan của LOÀI SÓI mà người thành công luôn lẳng lặng giấu kín!
- 31-08-2021Bầu Đức muốn "đuổi" sếp VPF, sẵn sàng bỏ tiền túi trả lương trăm triệu cho người thay thế
- 30-08-2021WFH mùa dịch, nhân viên được sếp tổ chức party trực tuyến và chi cả chục nghìn USD mua gói dịch vụ chăm sóc để giữ chân
- 27-08-20215 loại người tuyệt đối không nên kết giao, bởi nếu thân tình sẽ không khác gì "nuôi sói trong nhà"
- 26-08-2021Giải mã: Học sinh kém lớn lên làm sếp, kiếm rất nhiều tiền; còn học sinh giỏi chật vật đi làm thuê, lĩnh lương tháng, không mua nổi nhà và ô tô, cuộc sống rất bình bình?
Tôi tin rằng, đại đa số các bạn đều đã từng ở vị trí của một nhân viên. Khi ấy, chúng ta thường có thói quen than vãn rằng: giám đốc quá khắt khe, quản lí thì ghê gớm, không biết thương xót nhân viên.
"Nếu tôi mà là quản lí, nhất định sẽ không như vậy. Tôi sẽ lắng nghe ý kiến của nhân viên, cố gắng hết sức có thể đáp ứng nhu cầu của họ, để tạo nên môi trường làm việc thân thiện và vui vẻ".
Đây là tâm lý điển hình của đa số người làm nhân viên. Nhưng nếu những người họ thực sự ngồi lên được vị trí quản lí, tôi chắc chắn rằng tất cả đều sẽ lựa chọn làm một lãnh đạo "tàn nhẫn".
Bởi môi trường làm việc thoải mái, thực chất không thể tồn tại lâu dài. Người quản lý và người bị quản lí vừa là mối quan hệ hợp tác, cũng vừa là mối quan hệ chủ - tớ. Giữa mối quan hệ đó luôn tồn tại những mâu thuẫn lợi ích nhất định.
Vì lẽ đó, điều đầu tiên mà người quản lý cần có, chính là sự "tàn nhẫn" của loài sói. "Thấm thía" 3 quy luật này, chắc chắn bạn sẽ hiểu được cách để trở thành một nhà lãnh đạo thành công.
Hình minh họa
Bạn không làm sói, cấp dưới nhất định sẽ bắt nạt bạn
Tham vọng của con người luôn vô cùng vô tận. Khi đã đạt được mục đích của bản thân, con người ta lại thường đòi hỏi nhiều thứ hơn nữa.
Có thể hôm nay anh ta chỉ mong muốn mức lương 20 triệu, nhưng vài tháng sau chưa biết chừng lại muốn tăng thêm vài chục triệu nữa.
Một người quản lý mà có tính khí tốt, hiền lành, luôn thoải mái đáp ứng mọi nhu cầu cấp dưới đưa ra, nếu một ngày bạn làm trái ý họ, chắc chắn sẽ có những cơn sóng phẫn nộ xảy đến. Tập thể như vậy, sớm muộn gì cũng sẽ tan vỡ do xung đột nội bộ.
Giống như nhân vật Diệp Cẩn Ngôn trong bộ phim My Best Friend’s Story của Trung Quốc. Ông tuy là giám đốc của một công ty nhưng lại không hề kiêu ngạo, luôn đối xử rất tốt với nhân viên của mình.
Dương Kha và Đường Hân là những nhân viên cũ của Diệp Cẩn Ngôn, cũng nhờ có sự giúp đỡ của ông, hai người họ mới có được địa vị và chỗ đứng trong xã hội.
Tuy nhiên cũng chính vì tính cách nhượng bộ của ông đã khiến tham vọng của hai người kia ngày càng lớn, cuối cùng trở thành kẻ phản bội.
Trong cuộc sống hiện nay, đa số các nhà lãnh đạo đều hiểu rõ đạo lí "nuôi hổ trong nhà", thấm thía một điều rằng: thỏa mãn yêu cầu của nhân viên một cách mù quáng sẽ chỉ khiến họ ngày càng bất mãn mà thôi.
Do đó, chỉ khi bản thân trở thành "sói", bạn mới có thể đảm bảo tốt sự tồn tại và phát triển lâu dài của cả tập thể.
Tàn nhẫn như loài sói, bạn mới có khả năng giữ được vị trí của mình
Trong xã hội như hiện nay, có thể ngồi lên được vị trí quản lí, bạn nhất định phải có "thủ đoạn" của riêng mình. Chỉ giỏi trong kinh doanh thôi chưa đủ, năng lực quản lí sẽ quyết định bạn có phù hợp với vị trí lãnh đạo hay không.
Hình minh họa
Một nhà lãnh đạo tài giỏi thực sự sẽ hiểu rằng, làm việc dựa theo cảm xúc chỉ gây thêm trở ngại cho sự nghiệp của mình chứ không có bất kỳ một lợi ích nào khác. Chỉ có nhẫn tâm và tàn ác mới giữ được chỗ đứng trên thương trường khốc liệt.
Vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, Hán Cao Tổ Lưu Bang được coi là một nhân vật khét tiếng với tên gọi là "vị hoàng đế vô lại".
Mặc dù Hàn Tín, một "chiến thần bách chiến bách thắng" trong thiên hạ, đã lập được nhiều công lớn giúp Lưu Bang. Tuy nhiên, vị hoàng đế này đã từng 3 lần "hèn hạ" đoạt binh quyền trong tay Hàn Tín. Vì ông muốn củng cố và giữ vững vị trí của mình, lo sợ Hàn Tín sẽ sinh ý đồ tạo phản.
Lưu Bang muốn dùng hành động của mình cảnh cáo Hàn Tín rằng, bản thân có thể cho hắn binh quyền thì cũng có khả năng cướp lại, hắn mãi mãi không phải đối thủ của ông.
Hán Cao Tổ, húy Lưu Bang, vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Hán (ảnh minh họa)
Hàn Tín cũng vì thế mà kính sợ Lưu Bang, chỉ có thể đứng bên cạnh làm trợ thủ đắc lực cho ông.
Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng, Lưu Bang là một kẻ nhẫn tâm, lòng lang dạ sói, không quan tâm đến sống chết của người khác. Nhưng trong bối cạnh loạn lạc lúc bấy giờ, muốn giữ vững được vị thế của mình, bắt buộc ông phải tự biến mình trở thành kẻ tàn nhẫn.
Cuộc sống hiện đại ngày nay cũng vậy, một người lãnh đạo, nếu muốn bản thân trở nên thật xuất sắc mà không ai có thể thay thế được, bắt buộc họ phải trở thành con người "máu lạnh".
Hình minh họa
Chỉ có tàn nhẫn mới có thể mang tới nhiều lợi ích cho nhân viên của mình
Tôi tin rằng trên đời vẫn tồn tại rất nhiều nhà lãnh đạo có tính khí tốt. Tuy nhiên, nhân viên của anh ta liệu có giành được những lợi ích mà mình muốn?
Chỉ có những người từng trải mới hiểu được sự đắng cay trong đó. Nếu một nhà lãnh đạo yếu kém, phúc lợi mà đáng lẽ nhân viên được hưởng chắc chắn sẽ bị những phòng ban khác cướp mất; và câu chuyện bị nhân viên bộ phận khác coi thường, cười nhạo chắc chắn không phải chuyện lạ gì.
Cậu bạn Tiểu Trương của tôi có một lãnh đạo rất hiền lành. Cũng chính vì thế mà họ trở thành bộ phận bị coi thường nhất công ty. Tiền thưởng cũng như hỗ trợ cho các hoạt động của nhóm luôn thấp nhất; quà tặng ngày lễ tết cũng chỉ là phần thừa của những bộ phận khác. Mỗi lần nghe đồng nghiệp của bộ phận khác khoe khoang phúc lợi, Tiểu trương chỉ biết bực bội khóc ròng mà không làm được.
Tiểu Trương cũng đã cùng các đồng nghiệp nhiều lần ý kiến lên lãnh đạo nhưng đều bị phớt lờ. Bộ phận của cậu trở thành nơi có tỷ lệ đổi nhân sự cao nhất công ty.
Có thể thấy rằng, những lãnh đạo hiền lành chưa chắc đã khiến người khác hài lòng.
Ngược lại, những người mà nhìn có vẻ hà khắc, yêu cầu cao lại là người có tố chất làm lãnh đạo hơn, giúp nhân viên của mình không thua kém những người khác.
Một nhà lãnh đạo tàn nhẫn chưa chắc đã là chuyện xấu, một nhà lãnh đạo hiền lành cũng chưa chắc đã là tốt. Nhân viên với lãnh đạo suy cho cùng vẫn là mối quan hệ hợp tác. Chỉ có đồng tâm hiệp lực, làm tốt công việc mới có thể nhận được sự đền đáp xứng đáng.
Doanh nghiệp và tiếp thị