Lạm phát giá thực phẩm ở Anh nhìn từ tách trà: Tăng nhanh kỷ lục và vẫn chưa thể hạ nhiệt
Nguồn: Daily Mail
Lạm phát giá thực phẩm ở Anh đã tăng lên mức kỷ lục 11,6% vào tháng 10 vừa qua.
- 29-11-2022Quan chức FED John Williams: Cuộc chiến lạm phát còn kéo dài đến năm 2024
- 29-11-2022Sau Black Friday, người Mỹ tích cực ‘săn sale’ dịp Cyber Monday bất chấp việc đang ‘thắt lưng buộc bụng’ vì lạm phát
- 29-11-2022Thế giới bớt lo lạm phát
Lạm phát giá thực phẩm ở Anh tăng cao kỷ lục
Trà vốn là một trong những thức uống được ưa chuộng ở Anh, nhưng gần đây chi phí để pha một tách trà ngày càng đắt đỏ do lạm phát giá thực phẩm liên tục tăng cao.
BBC và The Guardian đưa tin, lạm phát giá thực phẩm ở Anh đã tăng lên mức kỷ lục 11,6% vào tháng 10, khi những mặt hàng chủ lực như trà túi lọc, sữa, đường, và các loại thực phẩm tươi sống đều trở nên đắt đỏ hơn.
Theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc và công ty dữ liệu Nielsen, lạm phát giá thực phẩm đã tăng từ 10,6% trong tháng 9 lên 11,6% trong tháng 10. Đặc biệt, các loại thực phẩm tươi sống có mức tăng giá đặc biệt cao: từ 12,1% trong tháng 9 lên 13,3% trong tháng 10.
Ảnh minh họa
Trong khi đó, lạm phát phi thực phẩm trong tháng 10 tăng lên 4,1% từ mức 3,3% của tháng 9 - đồng nghĩa với việc chỉ số này đã tăng 6,6% so với mức cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng kỷ lục.
Nguyên nhân là chi phí nguyên liệu và năng lượng tăng cao, cùng với đó là tình trạng thiếu nhân công.
Cụ thể, trong khi giá lương thực tăng cao do nguồn cung từ Nga và Ukraine - vốn là những nhà xuất khẩu chủ lực về nhiều mặt hàng như dầu hướng dương, lúa mì và phân bón - thì giá xăng dầu tăng cũng khiến các doanh nghiệp phải chi trả nhiều tiền cho vận chuyển hơn.
Tình trạng thiếu nhân công cũng đặt thêm gánh nặng lên vai chủ doanh nghiệp, khi họ phải trả lương cao hơn để "giữ chân" nhân viên, chẳng hạn như các vị trí tài xế xe tải.
Khó khăn chưa dừng lại
Bà Helen Dickinson, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc, cho biết tháng 10 vừa qua là "một tháng khó khăn" đối với người tiêu dùng, khi họ không chỉ phải trả hóa đơn năng lượng đắt đỏ hơn, mà chi phí mua sắm cũng tăng cao hơn trước.
Bà Dickinson nói: "Ngay cả các mặt hàng cơ bản cũng tăng giá, thậm chí đến tách trà cũng đắt hơn do giá trà túi lọc, đường và sữa đều tăng đáng kể."
"Mùa Giáng sinh đang tới rất gần và người tiêu dùng đều mong đợi sẽ có những tín hiệu lạm phát 'hạ nhiệt', nhưng thực tế là các nhà bán lẻ ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn để gánh chịu áp lực từ chuỗi cung ứng", theo bà Dickinson.
Ảnh minh họa
Trong khi đó, ông Andy Clarke, cựu Giám đốc điều hành của chuỗi siêu thị Asda, cho biết các nhà bán lẻ đã bắt đầu chứng kiến khách hàng giảm mua sắm.
Ông Clarke cũng dự báo rằng tình trạng tăng giá khó có thể chậm lại trong vài tháng tới: "Trước mắt là một mùa đông khó khăn, và lạm phát thực phẩm rõ ràng đang làm tăng thêm gánh nặng cho các gia đình".
"Các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất đang làm tất cả những gì có thể để giảm chi phí, nhưng có vẻ họ không thể bảo vệ được người tiêu dùng như kỳ vọng của họ", ông Clarke nói.
Bà Dickinson gợi ý rằng chính phủ có thể vào cuộc để hạn chế tình trạng tăng giá thực phẩm bằng cách "đóng băng" giá cả. Bà cho rằng điều đó sẽ giúp các nhà bán lẻ và khách hàng của họ tránh được "hóa đơn gia tăng trị giá 800 triệu bảng Anh".
Mức lạm phát tổng thể ở Anh đã tăng lên 10,1% trong tháng 9, và được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng.
Các chuyên gia cho rằng mức lạm phát cao sẽ gây áp lực buộc Ngân hàng Trung ương Anh phải tăng lãi suất, và nhiều ý kiến cho rằng lãi suất cơ bản sẽ tăng lên 3% trong cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Anh vào tuần tới.
Mục đích của việc tăng lãi suất là để khuyến khích người dân tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, với kỳ vọng điều đó sẽ ngăn giá cả tăng nhanh. Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp kể từ tháng 12/2022, khi nước này cố gắng đưa mức lạm phát xuống 2%.
Tuy nhiên, lãi suất tăng cũng làm tăng chi phí lãi vay đối với các chủ sở hữu thế chấp và các doanh nghiệp, và các chuyên gia cảnh báo điều này có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế./.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về nền kinh tế và lãi suất