MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạm phát – lỗi tại ai?

05-05-2022 - 10:47 AM | Tài chính quốc tế

Lạm phát – lỗi tại ai?

Cuộc sống đang ngày một khó khăn, đây là điều không thể tránh khỏi. Vậy ai là người chịu trách nhiệm cho điều này? Liệu mọi người sẽ bày tỏ sự bất bình hay đành chấp nhận thực tế rằng mức sống giảm là nguyên nhân của khủng hoảng toàn cầu?

Cách chính xác nhất để đo độ giàu có chính là xem xét tỷ lệ giữa thời gian làm việc của một người với hàng hóa và dịch vụ họ mua. Có nghĩa là bạn phải làm việc bao lâu để có đủ tiền đi cắt tóc, uống cà phê, nhún nhảy trong quán bar ngập tràn ánh sáng hoặc du ngoạn đến thành phố gần nhất? Bằng cách tính toán này, con người đang dần trở nên giàu hơn trong vài trăm năm qua. Tuy vậy, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng mà đôi khi cũng có những thăm trầm nhất định.

Liệu có phải căng thẳng tại Ukraine đã làm giá cả tăng cao? Câu trả lời là không. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này liên quan đến cuộc khủng hoảng năm 2009 khi các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã khiến lãi suất quá thấp trong một thời gian dài các sản phẩm tiêu dùng tăng giá. Khi giá vượt ngưỡng nhất định, thay vì xoa dịu vấn đề, nhiều quốc gia thậm chí còn cắt giảm lãi suất và in thêm tiền.

Tuy vậy ở một mức độ nào đó, lạm phát không xảy ra ngay vì lúc đó Trung Quốc đang hội nhập thị trường toàn cầu, góp phần làm giảm giá hàng hóa và dịch vụ. Nhưng đáng buồn thay, nhiều chính trị gia và chủ tịch ngân hàng trung ương lại không cân nhắc kỹ càng mà quyết định mua thật nhiều trái phiếu.

Để rồi khi đại dịch bắt đầu lây lan, các nước trên thế giới đối phó với nó bằng cách ra chỉ thị buộc người dân phải cách ly tại nhà, khiến họ phải cố gắng kiếm được nhiều tiền hơn nữa để trang trải chi phí. Cung tiền tăng trong khi sản xuất hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh đã dẫn đến lạm phát. Hầu hết chúng ta đều phải làm việc thêm giờ nhưng mua được ít thứ hơn.

Chúng ta chưa thể lường trước được điều gì sẽ diễn ra trong tương lai. Một số nhà kinh tế và chính trị dựa vào "Lý thuyết tiền tệ hiện đại" thậm chí còn lập luận rằng chính phủ không thể phá sản nên việc in nhiều tiền không phải là vấn đề. Nhưng thực tế đâu dễ dàng đến vậy. Trong nhiều thế kỷ, thay vì được trả lương cao hơn, chúng ta phải bỏ nhiều tiền để chi trả hơn.

Có lẽ các thế hệ mai sau cần rút ra một bài học. Những con người ở 60 năm trước có lẽ còn nhớ đợt lạm phát mà Tổng thống Ronald Reagan đã miêu tả là "bạo lực như một kẻ ăn cắp, đáng sợ như một tên cướp có vũ trang và chết người như bị trúng đạn".

Minh chứng điển hình của lạm phát là đất nước Peru. Trong suốt những năm 1970, đồng sol của Peru là một đơn vị tiền tệ có giá trị. Trước năm 1930, dân gian xưa gọi 10 tờ sol là "thiên bình" (cung hoàng đạo có phẩm chất thống lĩnh) vì nó có giá trị tương đương 1 bảng Anh.

Sau đó, một khủng hoảng nợ kéo dài diễn ra đã khiến chính phủ bắt đầu in nhiều tiền hơn. Năm 1985, Nhà nước tạo ra một loại tiền mới có tên là "inti", trị giá 1.000 sol. Nhưng các số 0 tiếp tục nhiều lên cho đến năm 1991, 1 triệu intis chỉ bằng 1 sol mới. Nói cách khác, 1 sol mới có giá trị bằng một phần tỷ 1 sol cũ của 6 năm trước.

Từ đó, kinh tế quốc gia chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề khi không ai chịu đổi mới hoặc đầu tư sinh lời. Ngược lại, các khoản nợ của chính phủ lại giảm xuống. Ít ai biết rằng, lạm phát vận hành như một loại thuế "chui" vì nó giúp chính phủ thanh toán các khoản nợ công nhưng vô hình trung lại khiến cho cuộc sống người dân thêm đói khổ, đặc biệt là những người vô gia cư hay không có tài sản cố định.

Nhà kinh tế học John Maynard Keynes đã nói: "Nếu lạm phát tiếp tục tăng, chính phủ có thể bí mật tịch thu một một phần tài sản của công dân. Bằng cách này, các cơ quan nhà nước không chỉ lén lút mà còn tùy tiện "cuỗm" tiền của người dân".

Liệu chính phủ có phải là cơ quan chịu trách nhiệm cho vấn đề lạm phát? Một nghiên cứu của Andrew Scheer, cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ đối lập của Canada chỉ ra rằng: "Những người ủng hộ Thủ tướng Justin Trudeau nói rằng lạm phát ở Canada không phải là lỗi của ông ấy vì các quốc gia khác cũng gặp vấn đề tương tự". Andrew cũng đồng ý với quan điểm này. Thực tế là bất cứ quốc gia nào in tiền đều có lạm phát.

Có lẽ để xoa dịu cử tri, chính phủ cần có biện pháp giảm chi phí sinh hoạt, bãi bỏ thuế quan, bãi bỏ quy định cartel, cho phép sản xuất dầu khí dễ dàng hơn và cắt giảm thuế cá nhân. Nhưng hầu như không chính phủ nào trên thế giới có hứng thú với những cải cách này.

https://cafef.vn/lam-phat-loi-tai-ai-20220505101905596.chn

Minh Nguyễn

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên