MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới

17-04-2022 - 08:36 AM | Tài chính - ngân hàng

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới

Áp lực giá cả hiện đang gia tăng ở khắp các nền kinh tế châu Á, đưa châu lục này hòa chung với phần còn lại của thế giới khi đối mặt tình trạng lạm phát cao kỷ lục lịch sử với chi phí sinh hoạt tăng vọt.

Giá sản xuất ở Nhật Bản tháng 3 tăng mạnh hơn dự kiến, tương tự các chỉ số lạm phát gần đây ở hàng loạt quốc gia như Ấn Độ và Hàn Quốc. Những câu chuyện tương tự tiếp tục xảy ra ở Mỹ, nơi giá tiêu dùng tăng cao nhất kể từ năm 1981, và ở Anh, nơi lạm phát tăng nhanh nhất trong 3 thập kỷ.

Do đó, ngày càng có nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới thay đổi quan điểm chính sách tiền tệ theo hướng tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ.

Thế giới

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 1.

Cuộc chiến ở Ukraine khiến quá trình hồi phục thương mại toàn cầu trở nên mong manh.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine sẽ làm chậm lại quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới vốn còn rất mong manh sau đại dịch, làm giảm thương mại hàng hóa và có khả năng dẫn đến sự chia cắt nhiều hơn trong thương mại toàn cầu. IMF đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa trong năm nay xuống 3%, giảm so với dự báo trước đó là 4,7%.

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 2.

Các ngân hàng trung ương đồng loạt tăng lãi suất do lạm phát nhảy múa.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới trong tuần qua đã tăng cường nỗ lực chống lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách ở Israel đã đưa ra mức tăng lãi suất vượt mọi dự báo, trong khi các nhà hoạch định chính sách ở New Zealand và Canada đều tăng lãi suất mạnh nhất trong vòng 22 năm. Namibia, Argentina và Hàn Quốc cũng thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.

Châu Á

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 3.

Lạm phát ở Châu Á trong tháng 3 vượt dự báo.

Khắp nơi trên thế giới hiện đang phải đối mặt với lạm phát bùng phát, và Châu Á là khu vực mới nhất chứng kiến hiện tượng này, khi giá thực phẩm và năng lượng tăng cao. Đây là sự thay đổi đột ngột khi chỉ vài tháng trước khu vực vẫn còn đứng ngoài quan sát cơn sốt giá bao trùm khắp nước Mỹ và khu vực Châu Âu.

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 4.

Áp lực chi phí gia tăng ở Nhật Bản.

Giá sản xuất của Nhật Bản trong tháng 3 đã tăng cao hơn dự kiến​​, dao động ở gần tốc độ nhanh nhất trong hơn 4 thập kỷ, đè nặng lên vai các các công ty vốn đang chật vật để cố gắng giảm chi phí gia tăng.

Mỹ.

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 5.

Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng mạnh nhất kể từ đầu những năm 1980.

Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng mạnh nhất trong vòng 4 thập kỷ, đẩy chi phí sinh hoạt tăng vọt và gia tăng áp lực buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải tăng lãi suất mạnh mẽ hơn nữa. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 3 đã tăng 8,5% so với một năm trước (mạnh nhất kể từ cuối năm 1981) và tăng 1,2% so với tháng liền trước (mạnh nhất kể từ năm 2005).

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 6.

Doanh số bán lẻ ở Mỹ.

Các báo cáo mới nhất về doanh số bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng đem lại hy vọng rằng dù lạm phát tăng cao nhưng người dân nước Mỹ vẫn chưa sẵn sàng giảm tốc độ chi tiêu.

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 7.

Vụ lúa mì Đông năm nay của Mỹ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Dữ liệu về điều kiện cây trồng do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa công bố cho thấy hạn hán đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cánh đồng lúa mì vụ đông ở Mỹ, trong bối cảnh sản lượng ngũ cốc ở Ukraine dự kiến sẽ giảm đáng kể do cuộc xung đột với Ukraine, có thể khiến lạm phát giá lương thực chưa sớm hạ nhiệt. Cục Nông nghiệp nước ngoài của USDA mới đây nhận định Mỹ sẽ tiếp tục là "nhà cung cấp khả thi" duy nhất để lấp đầy khoảng trống nguồn cung ngũ cốc do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Châu Âu

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 8.

1/4 rổ chỉ số lạm phát của Anh hiện đang tăng ở mức 2 con số.

Lạm phát của Anh đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 30 năm, là 7% trong tháng 3/2022, làm gia tăng cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt có nguy cơ làm giảm tốc độ phục hồi kinh tế. Với gí cả dự kiến ​​sẽ tăng hơn nữa trong tháng này khi chi phí năng lượng tăng 54%, làm gia tăng hóa đơn của các hộ gia đình, đồng thời gia tăng áp lực buộc chính phủ và Ngân hàng Trung ương Anh phải hành động.

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 9.

Gần 600.000 người Anh đã rời bỏ thị trường lao động kể từ khi bùng phát đại dịch.

Thị trường lao động tại Vương quốc Anh đang trở nên khan hiếm nhất trong lịch sử, khi không thể thu hút mọi người trở lại làm việc, dẫn tới việc các nhà tuyển dụng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia, số người tuyên bố không hoạt động - không đi làm hay đang tìm việc - đã tiếp tục tăng lên 8,86 triệu người trong 3 tháng tính đến tháng 2. Con số này tương đương với 21,4% dân số từ 16 đến 64 tuổi, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2017.

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 10.

Niềm tin vào sự phục hồi kinh tế Đức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Niềm tin vào sự phục hồi kinh tế của Đức đã sụt giảm 2 tháng liên tiếp do các nhà đầu tư lo ngại rằng giá cả tăng đột biến do cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ làm giảm sản lượng. Chỉ số đo mức độ kỳ vọng của viện ZEW giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020.

Các thị trường mới nổi

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 11.

Mức nợ của Sri Lanka cao khủng khiếp.

Sri Lanka cảnh báo về một vụ vỡ nợ chưa từng có và tạm dừng thanh toán nợ nước ngoài, một động thái bất thường của nước này để duy trì kho dự trữ đồng đô la đang cạn kiệt dành cho việc nhập khẩu thực phẩm và nhiên liệu thiết yếu. Bộ tài chính Sri Lanka cho biết trong một tuyên bố hồi đầu tuần qua cho biết tất cả các khoản thanh toán chưa thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu, chủ nợ song phương và các tổ chức cho vay sẽ bị đình chỉ cho đến khi cơ cấu lại nợ.

Lạm phát quá nóng làm đau đầu từ NHTW đến người tiêu dùng khắp thế giới - Ảnh 12.

Tỷ trọng sản xuất trong GDP của Mexico, Argentina và Brazil.

São Bernardo, thành phố dưới một triệu người, thường được gọi là Detroit của Brazil, mặc dù sự so sánh ngày nay không phải ở khía cạnh tốt đẹp. Điều đó gợi lên một góc nhìn độc đáo về Brazil vào thời điểm này, khi đất nước đang chìm trong suy thoái kinh tế, bị vùi dập bởi giá cả tăng vọt và số việc làm giảm mạnh, khi đại dịch vẫn còn đeo bám và chưa biết kinh tế sẽ ra sao cho tới khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 10.

Tham khảo: Bloomberg

https://cafef.vn/lam-phat-qua-nong-lam-dau-dau-tu-nhtw-den-nguoi-tieu-dung-khap-the-gioi-20220417073444915.chn

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên