Lạm phát tại một quốc gia bỗng tăng mạnh 254% - đạt đỉnh trong hơn 3 thập kỷ, người dân đau lòng: ‘Tôi có thể đói, nhưng bọn trẻ thì không’
Nền kinh tế lớn thứ ba của Mỹ Latinh tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn khi lạm phát tháng 1 tăng mạnh.
- 15-02-2024Kinh tế Nhật Bản bất ngờ suy thoái, sụt giảm quý thứ hai liên tiếp, đánh mất vị trí số 3 thế giới
- 15-02-2024Mỹ xôn xao về khả năng Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian
- 15-02-2024Nga cảnh báo hành động pháp lý đáp trả việc tịch thu tài sản của EU
Lạm phát tăng mạnh
Số liệu do Viện Thống kê và Điều tra Dân số Argentina (INDEC) cho thấy lạm phát tháng 1 của nước này đã tăng 254% so với năm ngoái. Đây là mức cao nhất trong 32 năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 20,6% so với tháng 12, thấp hơn mức tăng 25,5% trong tháng 12/2023. Trước đó, lạm phát trong tháng 12/2023 đã tăng 211% so với cùng kỳ năm trước.
Nền kinh tế lớn thứ ba của Mỹ Latinh tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, lạm phát ảnh hưởng nhiều nhất tới các danh mục tiêu dùng gồm hàng hóa và dịch vụ hằng ngày, dịch vụ bảo trì và y tế, thực phẩm và đồ uống không cồn, thiết bị gia dụng.
Giải trí, văn hóa, du lịch-khách sạn-nhà hàng, vận tải, viễn thông, quần áo và giày dép cũng bị tác động không nhỏ.
Chi phí vận tải tăng 26,3% trong tháng 1, trong khi hàng hóa và dịch vụ tăng 44,4%.
Khi nhậm chức vào tháng 12/2023, Tổng thống Argentina Javier Milei đã cảnh báo rằng cuộc chiến chống lạm phát của nước này chưa kết thúc.
Ông Milei đã bắt đầu nhiệm kỳ bằng việc phá giá đồng peso hơn 50%, cắt giảm trợ cấp vận tải và nhiên liệu, đồng thời loại bỏ các biện pháp kiểm soát giá cả. Ông Milei dự báo lạm phát sẽ được kiểm soát trong vòng 2 năm.
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva đánh giá cao các biện pháp mạnh tay của chính quyền Tổng thống Milei nhằm khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô và giải quyết các rào cản đối với tăng trưởng.
Cuối tháng 1, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thực hiện một đợt giải ngân mới trị giá 4,7 tỷ USD, như một phần trong chương trình viện trợ trị giá 44 tỷ USD dành cho Argentina.
Người dân gặp nhiều khó khăn
Reuters đưa tin, một tuần trước, 20kg mì ống là đủ để nuôi sống hàng chục gia đình đến thăm Sal de la Tierra soup kitchen - nơi cung cấp súp hoặc thức ăn miễn phí cho những người không có tiền hoặc vô gia cư ở Villa Fiorito, Argentina.
Nhưng với tình hình lạm phát hiện nay, số lượng người dân không có thực phẩm đã tăng vọt. Tuần này, Sal de la Tierra - dựa vào sự đóng góp của cá nhân và công việc tình nguyện - đã phải chuẩn bị 30kg mì ống.
Maria Torres, một đầu bếp tình nguyện của tổ chức từ thiện, hiện đang thất nghiệp, cho biết: “Ngày càng có ít thứ để cho đi nhưng số người đói lại tăng thêm”.
Bà nói hiện nay có khoảng 70 gia đình đến bếp từ thiện - tăng so với 20 gia đình cách đây vài tháng. “Những người này đang ở trong tình trạng tài chính khó khăn, nếu không tới đây, họ sẽ không có thức ăn”, bà nói thêm.
Mercedes Insaurralde, một tình nguyện viên thất nghiệp khác tại Sal de la Tierra soup kitchen cho biết: “Tôi đau lòng. Tôi có thể đói, nhưng bọn trẻ thì không".
Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò vào tháng 1 cho biết họ dự đoán lạm phát ở Argentina sẽ chỉ hạ nhiệt vào nửa cuối năm nay.
Tuần trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Argentina sẽ giảm 2,3% trong năm 2024.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về nền kinh tế và lãi suất
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh chưa từng có, trader kỳ vọng đà tăng còn kéo dài sau khi Fed cắt giảm lãi suất