Lạm phát tăng tốc trở lại sau 4 tháng: Nhật Bản có thêm bằng chứng cho thấy xoá bỏ lãi suất âm là đúng đắn
Chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) tháng 2 của Nhật Bản đã tăng 2,8% so với năm trước do tác động của trợ cấp năng lượng giảm dần.
- 22-03-2024Kiếm 54 tỷ đồng/tháng nhờ ‘kinh doanh online’, làm 1 sản phẩm cũng đủ ‘đổi đời’: Đam mê vẫn hái ra tiền là có thật
- 21-03-2024Chịu cảnh lạm phát gần chạm ngưỡng 70%, một quốc gia "liên lục địa" vừa tăng lãi suất lên tới 50%
- 21-03-2024Thế giới có thể sở hữu ‘công nghệ trong mơ’ trong tương lai: Không cần sạc trước, ô tô điện có thể vừa đi vừa đầy pin nhờ ‘đường sạc hộ’, liệu có khả thi?
Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), nước này ghi nhận lạm phát tháng 2 tăng lần đầu tiên sau 4 tháng. Đây là lần công bố dữ liệu lạm phát hàng tháng đầu tiên kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) loại bỏ chính sách lãi suất âm.
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng lõi (CPI) tháng 2 của nước này, không bao gồm thực phẩm tươi sống, đã tăng 2,8% so với năm trước. Điều này là do các khoản trợ cấp của Chính phủ Nhật Bản - đưa ra nhằm giảm chi phí nhiên liệu khi giá năng lượng tăng cao kể từ tháng 2/2023 - đã giảm phần nào tác động.
Giá khách sạn tăng 33,3% trong tháng 2 do Nhật Bản trở thành điểm du lịch “hot”. Trong khi đó, hóa đơn tiền điện chỉ giảm 2,5%, thấp hơn đáng kể so với mức giảm 21% trong tháng 1.
Lạm phát cơ bản của Nhật Bản đã bằng hoặc cao hơn mục tiêu 2% của BOJ trong 23 tháng liên tiếp.
Khi quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm vào đầu tuần này, ngân hàng trung ương Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục theo dõi dữ liệu lạm phát. Ngân hàng cũng đã tạm dừng chính sách kiểm soát đường cong lợi suất sau khi xem xét mức tăng lương mạnh mẽ mà các công đoàn đàm phán được. Trong cuộc đàm phán lương mùa xuân năm nay, các nhà tuyển dụng đã đồng ý mức tăng lớn nhất trong 33 năm.
Thống đốc BOJ Kazuo Ueda hôm thứ 3 cho biết ngân hàng sẽ duy trì quan điểm phù hợp, nhấn mạnh rằng lạm phát cơ bản vẫn chưa đạt mốc 2%.
Tham khảo Nikkei Asia
Nhịp sống thị trường