MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Làm phục vụ ai cũng muốn nhận tiền boa, nhưng cho ít thì thà khỏi còn hơn”

03-07-2022 - 13:38 PM | Sống

Có nên boa tiền và nhận tiền boa? Liệu boa bao nhiêu là đủ?

Chuyện làm dịch vụ lâu lâu được khách boa thì không phải không có. Từ lái xe công nghệ, đi taxi, quán nhậu cho đến dịch vụ gội đầu, ai ai làm dịch vụ cũng đều mong muốn được boa. Nhưng cũng từ đây, nhiều câu chuyện dở khóc dở cười được sinh ra, cùng nghe người trong cuộc giải bày nhé!

Ai chẳng muốn boa, nhưng boa ít thì thà khỏi boa còn hơn!

Bác Ngọc (48 tuổi, tài xế xe ôm công nghệ tại TP.HCM) chia sẻ: “Bác lái xe được gần 1 năm rồi, ngày nhiều ngày ít, tiền tip thì cũng có nhưng không quá cao, thường người ta hay boa cho bác 10, 20 ngàn là ấm bụng rồi.” Khi được hỏi cảm nhận khi khách không boa, bác Ngọc cho rằng chuyện đó là điều bình thường. “Mỗi người mỗi cách cho, bác thấy mọi người đánh giá 5 sao, nhận xét tốt là bác vui.” - bác Ngọc cười.

Tuy nhiên trái ngược với bác Ngọc, Lân (20 tuổi, nhân viên tại một quán nhậu tại Gò Vấp, TP.HCM) lại không hứng thú với chuyện tiền boa của khách hàng. “Mình nói thật, khách nếu đã có lòng thì boa nhiều một chút, còn không thì thôi, chứ tip chỉ vài ngàn, vài chục ngàn mà thái độ trịch thượng thì mình không cần.” - cậu bạn thẳng thắn.

“Làm phục vụ ai cũng muốn nhận tiền boa, nhưng cho ít thì thà khỏi còn hơn” - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Còn Giang (32 tuổi, chủ một tiệm spa tại Quận 3) thì cho biết chuyện tiền tip cũng là một vấn đề khó nói. Để tránh tình trạng soi mói giữa các nhân viên khi người được boa nhiều, người được ít, Giang đã xây dựng quy tắc không nhận tiền tip của khách hàng cho các nhân viên. Hầu hết khách hàng khi sử dụng dịch vụ đều được thanh toán trước tại quầy.

Chia sẻ về quyết định trên, Giang chia sẻ cô thêm tiền phụ cấp cho nhân viên nếu được khách hàng đánh giá tốt qua ứng dụng đánh giá sau khi khách hoàn thành dịch vụ. Với phương thức làm mới này, cô loại trừ khả năng nhân viên quá chú trọng vào tiền tip mà quên đi trách nhiệm của mình, đồng thời khi khách trải nghiệm dịch vụ sẽ trải qua nhiều giai đoạn với sự phối hợp của nhiều nhân viên khác nhau. “Việc tip cho người này sẽ thiếu công bằng với người khác dù các bạn ấy cùng làm với nhau.” - cô nói.

Boa nhiều hay ít là quyền của người sử dụng dịch vụ, xin đừng đòi hỏi!

Mặt khác, bản thân những người sử dụng dịch vụ cũng có cái lý của mình. Quỳnh (22 tuổi, TP.HCM) chia sẻ rằng cô bạn ít khi cho tiền tip nếu như thái độ của người làm dịch vụ không tốt. “Có lần anh tài xế công nghệ chở mình ra bến xe, mình nhờ bỏ giùm hộp đồ trước xe nhưng ảnh không chịu, bắt mình tự ôm vali và hộp đồ lỉnh kỉnh, lại còn lái xe ẩu phóng nhanh khiến mình sợ tái mặt. Bực mình còn không hết chứ tip tủng gì” - cô nàng cười trừ.

“Làm phục vụ ai cũng muốn nhận tiền boa, nhưng cho ít thì thà khỏi còn hơn” - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ở một diễn biến khác, Ngọc (23 tuổi, TP.HCM) cũng cho rằng thái độ là thước đo quan trọng của người làm dịch vụ. Cô bạn chia sẻ: “Mình đã cho thì toàn tip 50-100 nghìn không à, nhưng thái độ phải chuẩn, đối xử khách hàng phải có tâm thì khách mới quý và cho thêm, chứ dịch vụ dỏm, thái độ không ra gì mà đòi tip thì không có đâu à nha.”

Còn Thiên (25 tuổi, TP.HCM) thì bộc bạch rằng anh chàng chưa bao giờ cho tiền boa ai bởi vì quyền lựa chọn boa hay không boa đều thuộc về khách hàng. Ngoài ra, cậu bạn nhấn mạnh không nhất thiết phải tip thêm vì bản thân phí dịch vụ đã cộng dồn vào các hóa đơn.

“Làm phục vụ ai cũng muốn nhận tiền boa, nhưng cho ít thì thà khỏi còn hơn” - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Tóm lại, vì đây là một khoản tiền không bắt buộc nên suy cho cùng "của cho không bằng thái độ cho". Chính người nhận tiền boa cũng nên xác định bản thân làm dịch cụ bằng cái tâm và phía người boa cũng nên cân nhắc thái độ và cách cho để người khác không cảm giác được bố thí. Và hơn thế nữa, văn hóa cho và nhận tiền boa cũng cần sự tôn trọng từ cả hai phía.

Theo Q.N

Trí thức trẻ

Trở lên trên