MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm sân bay: Tư nhân mất 18 tháng, nhà nước 20 năm!

05-01-2018 - 14:20 PM | Bất động sản

Mọi sự lạc quan đều dẫn đến mất kiểm soát. Không nên gọi năm 2017 là "kỳ tích"

PGS.TS Trần Đình Thiên
PGS.TS Trần Đình Thiên
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
83 bài viết

TS Trần Đình Thiên tại hội thảo “Cơ hội đầu tư – kinh doanh 2018” đang diễn ra đã cho rằng kinh tế tư nhân đang ngày càng khẳng định mình.

“Từ lâu kinh tế tư nhân đã quan trọng rồi. Vốn tư nhân năm qua đã thay được vốn đầu tư công vốn cực kỳ chậm. Vai trò tư nhân đã thay được nhiều vốn ngân sách”, TS Thiên nhận định.

Dẫn ra ví dụ Tập đoàn Sungroup làm sân bay Vân Đồn , Quảng Ninh, TS Thiên nói: “Tư nhân làm sân bay trong vòng 18 tháng và tháng 6-2018 sẽ khai trương đường bay. Nếu để Nhà nước làm thì sẽ mất 15-20 năm”.


TS Trần Đình Thiên: Tư nhân ngày càng khẳng định mình.

TS Trần Đình Thiên: "Tư nhân ngày càng khẳng định mình".

Điểm qua hai ví dụ khác là Phú Quốc và TP. Hồ Chí Minh, TS Thiên cho rằng, tại hai khu vực này đóng góp của tư nhân đã có những đóng góp mang tính quyết định.

Đánh giá về hiệu ứng tăng trưởng của năm 2017 đối với năm 2018, TS Thiên đề nghị phải bàn bạc nghiêm túc bởi “đối với Việt Nam, mọi sự phấn khởi dẫn đến mất kiểm soát”. Theo TS Thiên, con số tăng trưởng, số doanh nghiệp đăng ký đều ở mức cao kỷ lục, ít nhất là trong 8-10 năm trở lại đây.

“Nhiều tờ báo dùng từ “ kỳ tích 2017 ”. Tôi cho rằng như thế là loạn. Báo nào cũng gọi kỳ tích của 2017 đến mức dường như chúng ta hơi say sưa vì thắng lợi. Có gì ghê gớm đâu! Tôi cho rằng ở khía cạnh kinh tế nên đánh giá bình tĩnh hơn”, TS Thiên nhận định và nói điều ông đưa ra không nhằm phủ nhận thành tích năm 2017.

TS Thiên cũng lưu ý các chuyên gia cần nhìn nhận sâu hơn về chất lượng tăng trưởng, xuất khẩu vì điều này liên quan đến cơ cấu kinh tế.

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, 2017 có động lực tăng trưởng và động lực của Chính phủ.

Đặc biệt, nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ được cộng đồng doanh nghiệp cảm nhận, thế giới ghi nhận. Tuy thế, TS Thành nhận định giai đoạn vừa qua là giai đoạn phục hồi kinh tế.

“Tôi nhấn mạnh, đây là giai đoạn phục hồi rõ hơn, chứ chưa tăng trưởng bền vững và có tính lâu dài, chỉ là phục hồi tốt hơn, thể hiện ở tăng trưởng GDP cả ba năm qua là trên 6%. Nhưng với đà phục hồi ấy, con số tăng trưởng với đất nước như thế này mà con số là 6,81% thì không đáng”, TS Thành cho hay.

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, mặc dù nhận định rất lạc quan về những thành tích mà Việt Nam đặt được năm 2017, nhưng ông nói: “Năm 2018 không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức không hề nhỏ. Trong đầu tư nước ngoài thì có các dự án chạy nhiệt điện bằng than chiếm hơn 7 tỷ USD. Điều này có tác dụng thế nào đối với định hướng phát triển xanh?”.


GS Nguyễn Mại nói cần tăng cường năng lực phản ứng với các tình huống, biến động kinh tế thế giới.

GS Nguyễn Mại nói cần tăng cường năng lực phản ứng với các tình huống, biến động kinh tế thế giới.

Ngoài ra, GS Nguyễn Mại cũng đề cập tới những biến chuyển của thế giới trong tình hình Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu. Từ đó, GS Nguyễn Mại cho rằng: “Khi hội nhập sâu rộng vào thế giới cần tăng cường năng lực phản ứng, để đủ sức để đối phó với bất kỳ tình huống nào. Do đó, tôi đồng tình với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi cho rằng dù chúng ta cố gắng rất nhiều nhưng GDP trên đầu người gần 2.400 USD thì có gì mà phải nói tới”.

Theo Chân Luận

Pháp luật TP Hồ Chí Minh

Trở lên trên