Làm sao biết Zalo có tin nhắn ẩn?
Làm sao biết Zalo có tin nhắn ẩn khi tính năng này không phải lúc nào cũng hiển thị trong ứng dụng?
- 05-02-2024Phát hiện lượng lớn 'vảy vàng’ dạt vào bờ biển, cảnh sát lập tức phong tỏa, kho báu 150 năm tuổi lộ diện nhờ công nghệ có 1-0-2
- 05-02-2024Kết buồn của 1 youtuber ‘lùa gà’ tiền số: Mất phần lớn tài sản, bị vợ đệ đơn ly dị, dính nhiều cáo buộc
- 05-02-2024Tết gần kề, lưu ý những điều sau khi mua vé xe online về quê
Zalo là một trong top những ứng dụng nhắn tin được cho là có chức năng bảo mật tốt. Bên cạnh các chức năng tin nhắn thông thường, dịch vụ này còn hỗ trợ tính năng tin nhắn ẩn.
Với tính năng này, mỗi chủ tài khoản khi muốn có những cuộc trò chuyện "bí mật" có thể thao tác để chuỗi hội thoại không hiển thị trong hòm thư chung và nhờ vậy những người khác sẽ không đọc được tin nhắn ẩn của họ nếu không có mật khẩu, kể cả có truy cập vào ứng dụng.
Tuy nhiên, vẫn có cách để biết liệu một tài khoản zalo có tin nhắn ẩn hay không mà không cần đến mật khẩu, dù không rõ cách này có hiệu quả với tất cả các phiên bản của zalo hay không.
Tin nhắn ẩn trên Zalo là gì?
Tin nhắn ẩn trên Zalo cho phép chủ tài khoản ẩn đi cuộc trò chuyện bất kỳ. Khi muốn ẩn trò chuyện, Zalo sẽ yêu cầu nhập mã PIN, và ngược lại, khi muốn đọc đoạn tin nhắn ẩn này, người dùng phải nhớ chính xác và cung cấp chính xác các thông tin liên quan.
Theo nhiều diễn đàn mạng, hiện tính năng này đang được đồng bộ trên cả zalo phiên bản điện thoại và máy tính, nên nếu người dùng đã ẩn cuộc hội thoại trên ứng dụng thì kể cả người khác khi online bằng zalo bản web hoặc zalo PC cũng không xem được tin nhắn đó.
Làm sao biết Zalo có tin nhắn ẩn
Nếu người dùng muốn biết mình có vô tình ẩn cuộc trò chuyện nào mà không nhớ không, hoặc tài khoản Zalo của một người bất kỳ có ẩn đi cuộc trò chuyện nào hay không, có 1 mẹo được cho là có thể giúp bạn phát hiện điều này.
Cụ thể, khi vào giao diện ứng dụng trên điện thoại, người dùng có thể xem thanh tìm kiếm ở trên cùng. Tại đây sẽ có biểu tượng chiếc kính lúp ở phía bên trái. Nếu tài khoản đang ẩn bất kỳ cuộc trò chuyện nào và cuộc trò chuyện có tin nhắn mới thì biểu tượng kính lúp sẽ hiển thị màu đỏ.
Dấu hiệu này hiển thị trên cả ứng dụng và phiên bản web. Tuy nhiên nếu cuộc trò chuyện bị ẩn không có tin nhắn mới thì kính lúp vẫn màu trắng như mặc định.
Tóm lại, người dùng chỉ nên áp dụng mẹo này đối với tài khoản của mình, còn nếu muốn xem tài khoản của người khác thì cần có sự cho phép.
Sử dụng Zalo để liên lạc có an toàn không?
Yếu tố bảo mật được nhiều chuyên gia công nghệ đánh giá rất cao về Zalo. Ứng dụng tin nhắn này vì vậy trở thành giải pháp liên lạc phù hợp cho các công ty và tổ chức trong việc trao đổi thông tin công việc cũng như cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng Zalo an toàn nhất, người dùng cũng cần lưu ý một số điểm.
Thứ nhất, thường xuyên tiến hành cập nhật ứng dụng để sử dụng các tính năng mới, cũng như nhận được các bản vá giúp gia tăng bảo mật.
Thứ hai, hạn chế giao lưu kết bạn với người lạ để tránh rủi ro lừa đảo cũng như để lộ thông tin. Vấn đề này đang rất phổ biến trên mạng xã hội Zalo, cũng như nhiều nền tảng liên lạc trực tuyến khác hiện nay.
Thứ ba, bạn cũng có thể sử dụng các tính năng bảo mật như ẩn thông tin cá nhân và chặn người lạ gửi kết bạn để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân của bạn.
Chú ý chỉ đăng nhập tài khoản trên các thiết bị cá nhân thuộc sở hữu riêng và đảm bảo đăng xuất sau khi sử dụng zalo trên thiết bị mới/thiết bị của người khác.
Cuối cùng, khi sử dụng tính năng chuyển tiền thanh toán điện tử trên ZaloPay, luôn chú ý đảm bảo tính mật, tránh để lộ thông tin tài khoản.
Ưu điểm của Zalo khi so sánh với Facebook Messenger?
Zalo và Messenger đều là những nền tảng liên lạc trực tuyến có lượng người dùng đông đảo nhất tại thị trường Việt Nam. Một vài ưu điểm của zalo khiến cho ứng dụng này có thể được xem là được yêu thích hơn.
Zalo hỗ trợ trên nhiều nền tảng hệ điều hành iPhone, Android, Windows Phone và PC. Trong khi Messenger hỗ trợ chưa đủ rộng rãi;
Dung lượng đáp ứng cài đặt ứng dụng: Zalo có dung lượng nhẹ hơn chỉ khoảng 40MB, trong khi Messenger có dung lượng lên đến 80MB;
Giao diện: Cả hai ứng dụng có thiết kế giao diện trẻ trung, hiện đại, sử dụng màu xanh và trắng làm các gam màu hiển thị chủ đạo;
Tốc độ xử lý: Zalo có ưu điểm về tốc độ xử lý trên các nền tảng nhà mạng kết nối dịch vụ mạng tại Việt Nam, trong khi đó Messenger có thể gây ra các tình trạng lag khi sử dụng do server máy chủ đặt ở nước ngoài;
Zalo hỗ trợ nhiều tính năng phù hợp với thao tác sử dụng của người dùng Việt.
VTC News