Làm sao để đảm bảo an toàn bay khi bầu trời châu Á ngày càng chật chội?
Vụ tai nạn tại Ethiopia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn hàng không.
- 27-02-2019Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Vietjet mua mới 100 máy bay Boeing
- 27-02-2019Tập đoàn Mỹ đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện máy bay giá trị 170 triệu USD tại Đà Nẵng
- 27-02-2019Bamboo Airways mua thêm 10 máy bay thân rộng Boeing trị giá gần 3 tỷ USD
Vụ tai nạn hàng không của hãng hàng không Ethiopia vừa qua có nhiều sự trùng hợp kỳ lạ với thảm họa rơi máy bay của Lion Air hồi tháng 10 năm ngoái ở Indonesia. Cả hai vụ tai nạn đều liên quan đến mẫu máy bay mới Boeing 737 Max. Hai chiếc máy bay đều rơi ngay sau khi cất cánh. Vụ việc mới đây vẫn đang trong quá trình điều tra để làm rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, hai vụ tai nạn cũng là một lời nhắc nhở rằng: an toàn hàng không là mối quan tâm cấp bách ở nhiều cấp độ. Điều này đặc biệt đúng ở châu Á, thị trường du lịch hàng không lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới.
Mặc dù phần lớn trách nhiệm an toàn hàng không thuộc về các tổ chức toàn cầu, nhưng cũng có nhiều điều mà các chính phủ châu Á nên làm để cải thiện sự an toàn.
Sự tăng trưởng trong ngành hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu châu Á đang phát triển. Các hãng hàng không giá rẻ như AirAsia (Malaysia), VietJet Air (Việt Nam và Scoot (Singapore) đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các chuyến bay giá rẻ và mang lại sự cạnh tranh hữu ích cho các hãng hàng không quốc gia.
Tổ chức Du lịch Thế giới - cơ quan Liên Hợp Quốc có trách nhiệm thúc đẩy du lịch bền vững, báo cáo rằng: du lịch nội vùng chiếm tới 80% các chuyến bay châu Á -Thái Bình Dương. Tuyến đường có tần suất hoạt động lớn nhất là Kuala Lumpur-Singapore, với 7 hãng hàng không, khai thác 84 chuyến bay hàng ngày.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) - hiệp hội thương mại đại diện cho 290 hãng hàng không, báo cáo: Trong năm 2017, các hãng hàng không trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã vận chuyển 1,5 tỷ hành khách, tương đương 36% trong tổng số 4,1 tỷ hành khách của thế giới.
IATA dự báo, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ có 3,5 tỷ hành khách vào năm 2036, gấp đôi so với Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại. Điều này khiến châu Á trở vực trở thành khách hàng lớn nhất của ngành hàng không trong nhiều năm, đồng thời cũng là khu vực mua công nghệ hàng không mới nhiều nhất. Việc trở thành động lực phát triển chính cho du lịch hàng không cũng đồng nghĩa với việc, châu Á-Thái Bình Dương cần phải đảm bảo bầu trời của mình được an toàn.
Chiến lược an toàn sáu điểm bao gồm các bước để giảm rủi ro vận hành, chẳng hạn như các vấn đề về an toàn đường băng và cabin, mất điều khiển, va chạm giữa không gian và mệt mỏi cũng như tăng cường các chương trình an toàn, hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu.
Tháng 9 năm ngoái, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Liên Hợp Quốc (ICAO) và Cơ quan An toàn Hàng không Châu Âu (EASA) đã triệu tập một diễn đàn tại Bangkok với các đại diện trong khối ASEAN để thảo luận về việc tạo ra một thị trường hàng không ASEAN tự do tương tự như EU.
Patrick Ky, giám đốc điều hành của EASA cho biết: "Phát triển hàng không không biên giới ASEAN song song với thỏa thuận bầu trời mở ASEAN là điều bắt buộc".
Trong tương lai, các quốc gia khác bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, có thể sẽ được thuyết phục tham gia một sáng kiến do ASEAN lãnh đạo.
Ngoài ra, với tư cách là động lực của quá trình đổi mới toàn cầu, khu vực châu Á có thể phát triển các giải pháp công nghệ cho các vấn đề an toàn, có thể được áp dụng cả trong và ngoài khu vực. Chúng ta nên làm nhiều hơn để khuyến khích các sáng kiến như vậy.
Hiện nay, IATA đang hợp tác với Cơ quan hàng không dân dụng Singapore (CAAS) để cải thiện an toàn hàng không trong khu vực. Hai tổ chức đã cùng nhau tạo ra Trung tâm nghiên cứu phân tích dự đoán an toàn toàn cầu (SPARC).
Đặt trụ sở tại Singapore, hãng sẽ sử dụng dữ liệu chuyến bay toàn cầu của IATA từ 10.000 chuyến bay hàng ngày và phân tích dự báo các mối nguy hiểm trong an toàn hàng không. Các kết luận sẽ được cung cấp cho các hãng hàng không và các cơ quan hàng không để cải thiện sự an toàn.
Tất cả các bên phải hành động để đảm bảo rằng, khi bầu trời châu Á trở nên năng động hơn, sự an toàn vẫn phải được đảm bảo. Đồng nghĩa với việc phải xây dựng một nền văn hóa an toàn thông qua các công nghệ mới. An toàn phải là ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quản lý, hãng hàng không và nhà sản xuất máy bay.