MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm sao để "trị bệnh mất nhiệt" sau 1 - 2 năm đi làm: Shark Linh đưa ra 3 lời khuyên, khẳng định sẽ thành công nếu áp dụng đúng thời điểm

14-04-2023 - 07:55 AM | Lifestyle

Công việc là một phần của cuộc sống chứ không phải là cả cuộc sống. Bạn cố gắng thức khuya dậy sớm, ăn vội vã những bữa ăn nguội lạnh và luôn bị áp lực bởi công việc để nhận được "trái ngọt" trong sự nghiệp. Tuy nhiên, chính điều này đã hình thành nên xu hướng ngày càng nhiều lao động trẻ rơi vào trạng thái kiệt sức, chán

Nếu bạn đã từng theo dõi bộ phim kinh điển "The Devil Wears Prada" chắc sẽ không còn xa lạ gì với cụm từ "Workaholic" - dùng để chỉ những người của công việc. Thực chất đây là lối sống của những cá nhân luôn dùng tâm trí để nghĩ về công việc 24/24, họ làm việc không ngừng nghỉ, thậm chí hy sinh cả cuộc sống, niềm vui cá nhân cho công việc.

Dù thích hay không thích công việc đó hoặc gặp áp lực thế nào đi chăng nữa, họ vẫn kiên trì bám trụ. Những người này thường xuyên trải qua các cảm giác tiêu cực như: lo lắng, sợ hãi, tội lỗi khi không làm việc.

Điều này khiến họ luôn trong trạng thái quay cuồng với công việc, dần dần rời xa khỏi các mối quan hệ gắn bó với mình như gia đình, người thân, bạn bề, thậm chí cả chính bản thân mình.

Làm sao để trị bệnh mất nhiệt sau 1 - 2 năm đi làm: Shark Linh đưa ra 3 lời khuyên, khẳng định sẽ thành công nếu áp dụng đúng thời điểm - Ảnh 1.

Xu hướng thiếu động lực khi đi làm của giới trẻ sau "làn sóng sa thải" đang dần lan tỏa mạnh mẽ.

Và điều này có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở nhiều lao động trẻ hiện nay. Thực tế, so với các thế hệ trước, Gen Z được đánh giá là nhiệt tình, tích cực, ít bị ràng buộc và sẵn sàng dốc hết sức mình cho công việc. Nhung theo Insider, kể từ khi đại dịch diễn ra và làn sóng sa thải mạnh mẽ vào đầu năm 2023, điều này đã có sự thay đổi.

Theo khảo sát của công ty tư vấn và phân tích việc làm, từ năm 2019-2022, tỷ lệ người dưới 35 tuổi có suy nghĩ gắn bó với công việc của mình đã giảm từ 37% xuống 33%, mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Xu hướng "mất nhiệt" sau 1,2 năm làm việc ở các công ty, tổ chức đã hình thành nên tâm lý chán nản, cảm thấy kiệt sức và thiếu động lực đi làm, ngay cả khi đang làm công việc mà mình yêu thích.

Đây là tín hiệu đáng báo động đối với các doanh nghiệp bởi nhiều người ở độ tuổi từ 20-30 hiện nay luôn có cảm giác thiếu đi sự quan tâm, học hỏi, quyền được lắng nghe, phát triển từ phía đồng nghiệp hay lãnh đạo. Họ không tìm được một người có khả năng dẫn dắt, định hướng hoặc một người tốt tại nơi làm việc.

Caitlin Duffy, giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn Gartner, chia sẻ: "Nếu nhân viên không có mong muốn gắn bó, điều đó có nghĩa là quy trình làm việc hiện tại của họ chưa được tốt.

Chỉ cần phát hiện và thay đổi điều đó, các công ty sẽ khai thác được tiềm năng tối đa của nhân viên. Cứng nhắc ép buộc họ làm theo cái cũ chỉ làm mọi thứ tệ đi."

Nguyên nhân chính của việc hình thành tư duy "Mình không sinh ra để đi làm"

Chia sẻ trên trang cá nhân, Shark Thái Vân Linh - một trong những nữ giám khảo quyền lực của chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Việt Nam (Thương Vụ Bạc Tỷ) đã chỉ ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc các bạn trẻ hiện nay không hài lòng này đó là: Môi trường làm việc và do bản thân mình

Cụ thể, theo Shark Linh: "Nếu bạn muốn có thêm kinh nghiệm để phát triển bản thân và xây dựng sự nghiệp, bạn cần gắn bó với môi trường làm việc hiện tại. Vậy điều mà bạn cần thay đổi ngay lúc này chính là bản thân mình."

Làm sao để trị bệnh mất nhiệt sau 1 - 2 năm đi làm: Shark Linh đưa ra 3 lời khuyên, khẳng định sẽ thành công nếu áp dụng đúng thời điểm - Ảnh 2.

Shark Thái Vân Linh.

3 bước để luôn cảm thấy hạnh phúc trong công việc

Phần lớn nhiều nơi làm việc không khuyến khích việc nhân viên có dấu hiệu xuống tinh thần, buồn chán nhưng các sếp lại muốn nhân viên mang lại những thành quả tốt nhất cho công ty. Do đó, với kinh nghiệm làm việc hơn 23 năm của mình, Shark Linh đã chỉ ra 3 điều bạn cần ghi nhớ để người trẻ hiện nay luôn cảm thấy yêu thích, thoải mái cũng như truyền cảm hứng cho thế hệ lao động mới.

1. Xác định rõ ràng mục tiêu phát triển nghề nghiệp

Những phản xạ của não như đáp ứng lại những yêu cầu ngay lập tức hay tập trung vào một chủ đề luôn được cho là rất quan trọng trong công việc nhưng đôi khi não cũng cần có thời gian để thư giãn giống như cách chúng ta làm sau thời gian làm việc mệt mỏi, áp lực vậy.

Việc cảm thấy được phát triển mỗi ngày về kỹ năng và kiến thức chuyên môn là yếu tố quan trọng và lâu dài để giữ chân bạn với công việc.

Vì thế hãy tự mình đặt mục tiêu phát triển sự nghiệp rõ ràng. Nếu xác định chính xác được mục tiêu, bạn sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội và giải pháp khi gặp thử thách.

"Ví dụ như việc bạn bắt đầu ở vị trí 'junior', bạn mong muốn 6 tháng tới sẽ trở thành nhân viên 'senior' trong công ty, hoặc năm nay bạn cần học thêm được kỹ năng mới như đàm phán với khách hàng hay đơn giản chỉ là thành thạo tin học văn phòng.

Bạn nên tự vẽ cho mình một biểu đồ về sự phát triển của mình, đó là cách trực quan nhất giúp bạn theo dõi xem mình có đang đi đúng hướng không", nữ giám khảo Shark Tank Việt Nam chia sẻ.

Làm sao để trị bệnh mất nhiệt sau 1 - 2 năm đi làm: Shark Linh đưa ra 3 lời khuyên, khẳng định sẽ thành công nếu áp dụng đúng thời điểm - Ảnh 3.

2. Xây dựng mối quan hệ

Một trong số những yếu tố làm "bước đệm" vững chắc giúp bạn phát triển sự nghiệp có thể kể đến là các mối quan hệ. Tuy nhiên, theo quan điểm của Shark Linh, bất kì mối quan hệ nào cũng cần thời gian để phát triển. Nếu bạn chỉ nghĩ đến việc xây dựng chúng khi cần đến thì đã quá muộn.

"Cuộc sống của bạn sẽ thuận lợi hơn khi bạn có những người bạn - người mà sẽ cho bạn những bài học, lời khuyên, cũng chính là người được bạn hỗ trợ và giúp đỡ.

Vì vậy, việc xây dựng net working là cực kì quan trọng. Hãy nhớ rằng 'Your Network Is Your Net Worth - Vòng tròn kết nối là giá trị thực của bạn.'

Bằng việc giao tiếp và kết nối với nhiều người, bạn sẽ hiểu công việc mà bạn đang làm. Từ đó sẽ nảy sinh ra nhiều ý tưởng đột phá hơn trong công việc."

Đặc biệt, mối quan hệ ở đây mà Shark Linh nhắc tới không chỉ là ở bên trong công ty với cấp trên, đồng nghiệp mà còn cả mối quan hệ với các khách hàng, đối tác.

Mỗi người trong mạng lưới mối quan hệ là một mắt xích quan trọng với những vai trò khác nhau mà bạn có thể học hỏi. Mọi người bạn gặp gỡ đều có thể mang đến cơ hội, tiềm năng cho tương lai.

"Chúng ta có thể đi từ những bước như hẹn đồng nghiệp một buổi cafe mỗi tháng để thay đổi không khí và cùng tìm hiểu sâu hơn về nhau là cách giữ mối quan hệ tốt đẹp. Hoặc cố gắng giúp đỡ, hỗ trợ ít nhất một đồng nghiệp của bạn mỗi tháng để xây dựng mối quan hệ với ngày càng nhiều người trong công ty.

Hãy nhớ rằng, chất lượng cuộc sống của bạn được góp phần bởi chất lượng những mối quan hệ mà bạn đang sở hữu. Hãy quan tâm vun trồng những mối quan hệ tốt đẹp, và chúng sẽ giúp cho cuộc sống và công việc của bạn thêm sắc màu và rực rỡ hơn", Shark Linh nhắc nhở.

3. Tự công nhận nỗ lực của bản thân

Quan điểm của bạn về thân luôn luôn giữ vai trò quan trọng vì đó là tiếng nói bên trong mà bạn sẽ nghe thấy nhiều nhất. Do đó, hãy tự công nhận nỗ lực của bản thân là điều rất quan trọng.

"Với mỗi thành quả bạn đạt được như đề xuất ý tưởng hay, đảm nhận vị trí quản lý dự án quan trọng,... hãy tự tin công nhận cố gắng của bạn đầu tiên, thay vì chờ người khác làm điều đó.

Hãy hỏi bản thân rằng: 'Hôm nay mình đã làm điều gì tốt?' vào cuối ngày. Trả lời câu hỏi đó hàng ngày và bạn sẽ trở nên tự tin và có động lực hơn. Bởi khi chúng ta làm việc trong trạng thái vui vẻ, lạc quan, công việc sẽ thuận lợi và mang đến nguồn thu nhập tốt cho chúng ta", Shark Linh cho hay.

Theo TAETAE

Thể thao văn hóa

Trở lên trên