Gửi tiết kiệm có thực sự ít rủi ro hơn đầu tư?
Theo chuyên gia, đầu tư chứng khoán, đầu tư vào các doanh nghiệp tốt về lâu dài rất khó có thể lỗ.
- 09-03-2022Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán? Cuộc khẩu chiến dường như không có hồi kết!!!
- 02-03-2022Đức Phúc chia sẻ lời khuyên đầu tư từ Hoa hậu Hương Giang: Đừng gửi tiền tiết kiệm quá nhiều!
- 20-02-2022Ông Lê Chí Phúc: Gửi tiết kiệm ngân hàng rủi ro hơn đầu tư cổ phiếu trong dài hạn
Số 12 của chương trình Tự do tài chính phát sóng trên VTV Digital với chủ đề "An toàn – Độc lập – Tự do", khách mời - bà Lương Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc quản lý tài sản, Khối trong nước DCVFM cho biết rủi ro luôn tồn tại ở mọi hình thức đầu tư, kể cả gửi tiết kiệm.
Với chủ đề của số phát sóng lần này, Host Ngọc Trinh đã đặt ra cho khách mời một quan điểm phổ biến dễ thấy ở nhiều người, đó là: "Chúng ta thường kiếm thật nhiều tiền và khi có tiền sẽ đem đi gửi ngân hàng. Đa phần mọi người nghĩ như vậy là đạt đến tự do tài chính và sẽ không cần lo nghĩ gì vì mỗi tháng đều thu được một khoản từ lãi suất gửi tiết kiệm, nên rủi ro bằng không. Vậy khái niệm rủi ro trong trường hợp này là gì?"
Trả lời câu hỏi, khách mời chương trình, bà Mỹ Hạnh cho rằng, trước hết cần xác định đầu tư để làm gì. Mục đích của đầu tư là để gia tăng tài sản, mà khi nói về đầu tư là phải nghĩ đến yếu tố dài hạn. Diễn giả cho biết: "Trên thực tế trong dài hạn, gửi tiết kiệm là rủi ro."
Lý giải cho nhận định trên, diễn giả cho biết thông thường lãi suất gửi tiết kiệm sẽ duy trì ở mức tương đối thấp. Phần lợi nhuận thu được phải tính là lãi suất thực, trong khi có nhiều nước trên thế giới có lãi suất thực âm. Có nghĩa là lãi suất tiết kiệm còn thấp hơn lạm phát thực tế. Do vậy, việc gửi tiết kiệm trong dài hạn sẽ khó có thể làm gia tăng tài sản, thậm chí là làm giảm tài sản do vấn đề về lạm phát dẫn tới sức mua bị giảm.
Như vậy, tiền có thể chưa chắc đã là tài sản, mà có thể là tiêu sản. Nếu chúng ta không cho dòng tiền vận động, xoay chuyển để "tiền tạo tiền" mà chỉ giữ ở 1 chỗ và hi vọng vào khoản lãi suất nhỏ nhoi thì về lâu về dài chưa thể tạo ra sự an toàn tài chính.
Giải thích cho vế "đầu tư ít ro ro hơn trong dài hạn", diễn giả cho biết khi nói đến đầu tư chúng ta nên hướng về chặng đường 10 năm, 20 năm. "Theo thống kê gửi đến các nhà đầu tư của DCVFM, xác suất để nhà đầu tư lỗ trong 5 năm là 5%, nhưng xác suất để lỗ trên 10 năm chỉ dưới 2%", bà Mỹ Hạnh chia sẻ. Cũng theo quan điểm của diễn giả, đầu tư chứng khoán, đầu tư vào các doanh nghiệp tốt về lâu dài rất khó có thể lỗ. Do vậy, nếu đứng trên góc độ sử dụng tài sản để sinh lời, bà Mỹ Hạnh ưu tiên đầu tư hơn đem tiền đi gửi tiết kiệm.
Ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc Công ty SGI Capital trước đây cũng từng chia sẻ quan điểm về vấn đề này. Nhìn nhận dưới góc độ nhà đầu tư tài chính, ông cho rằng quan điểm "gửi tiết kiệm an toàn hơn đầu tư" chỉ đúng với đầu tư ngắn hạn, nhìn về dài hạn đầu tư cổ phiếu vẫn mang lại giá trị tích lũy nhiều nhất cho nhà đầu tư. Ví dụ điển hình được đưa ra là các tỷ phú lớn trên thế giới đều sở hữu nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp với lượng tài sản lớn.