Làm việc chăm chỉ nhưng mãi không giàu, đó là vì bạn chưa biết 9 nguyên tắc “nói cũng ra tiền” của triệu phú BĐS nổi danh
Josh Altman đã trở thành triệu phú đô la khi mới 26 tuổi khi sở hữu một sự nghiệp thành công trong lĩnh vực bất động sản. Theo chia sẻ của anh, chìa khóa quan trọng để “làm ra tiền” không chỉ là năng lực có giỏi hay không, làm việc có chăm chỉ hay không, mà còn cần tới những yếu tố dưới đây.
- 30-09-2022Người Nhật luôn làm 1 việc ngay sau khi thức dậy, bảo sao tới già vẫn khỏe mạnh, ít bệnh tật
- 29-09-2022Thành triệu phú USD nhờ thắng kiện người yêu cũ tội quấy rối
- 29-09-2022Ngôi sao võ thuật đóng vai Hoàng Phi Hồng thay đổi thế nào sau 3 năm ở ẩn vì bệnh nặng
Một nghiên cứu dựa trên khảo sát 1.000 người đã chỉ ra, hầu hết mọi người hình thành ấn tượng ban đầu về một người chỉ trong khoảng 1 - 5 giây đầu tiên gặp gỡ. Hầu như ý kiến đó hầu như không bị thay đổi trong suốt cuộc nói chuyện kéo dài 5 phút sau đó.
Ấn tượng đầu tiên đóng vai trò quan trọng như vậy nên những gì bạn thể hiện thông qua ngoại hình và giao tiếp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cách mọi người ứng xử với bạn về sau. Nếu ngay từ đầu đã thể hiện được phong thái ấn tượng, sự tự tin và phóng khoáng, bạn có sẽ mở được cánh cửa tốt nhất để đạt được thành công.
"Khi khách hàng thích bạn, không có lý do gì mà bạn không kiếm được tiền", Josh Altman giờ đã trở thành một nhà đầu tư bất động sản và nhân vật truyền hình thực tế nổi tiếng nhận định. Anh thậm chí đã xuất hiện trên chương trình truyền hình Million Dollar Listing.
Josh Altman - nhà môi giới bất động sản hàng đầu Beverly Hills. Ảnh: Farnoosh.
Josh Altman đã chia sẻ 9 bí quyết của bản thân để xây dựng ấn tượng đầu tiên thật tích cực:
1. Nói "Không" với tự ái
Lòng tự tôn cá nhân chính là thứ giết chết cuộc đối thoại, cũng là cách bạn cắt đứt con đường làm giàu của mình.
Khi người khác khoe khoang thứ gì đáng giá, bất kể giá trị của nó là bao nhiêu, bạn đừng bao giờ đáp trả bằng vẻ coi thường. Khi khách hàng đang phàn nàn về bất cứ lý do gì, đừng vội cự cãi nếu không muốn đánh mất cơ hội và tiền.
Đó không phải là cách để duy trì một cuộc đối thoại, nó chỉ là nói ra những điều vớ vẩn mà thôi. Bất cứ khi nào định nói gì, hãy nương theo những gì mà đối phương đang nói chứ đừng nói những gì đang diễn ra trong đầu mình.
2. Hãy bắt chước thói quen của người đối diện
Các nghiên cứu tâm lý đã phát hiện ra rằng, những người có chung điểm tương đồng thường thu hút lẫn nhau, hoặc đem lại thiện cảm tốt hơn. Nếu đối phương của bạn ăn nói nhỏ nhẹ, bạn hãy giao tiếp với họ bằng sự bình tĩnh và chậm rãi.
Nếu đối phương có một số thói quen nhỏ, bạn cũng có thể sao chép từ họ. Tuy nhiên, cần có sự cân bằng để họ tiếp nhận "bản sao" của mình dễ dàng.
3. Nói vừa đủ để tập trung lắng nghe
Kể cả bạn là một người tiếp thị, đừng chỉ tập trung thao bất tuyệt và không cho người khác chen miệng nửa câu. Thay vào đó, hãy lắng nghe mọi điều khác hàng, đối tác nói như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó, doanh nghiệp của bạn cũng vậy.
Điều đó giúp đối phương cảm nhận được sự tôn trọng, cũng giúp bạn nhận ra điều họ đang thực sự muốn nói, từ dó tìm ra những chiến thuật để chốt lời họ một cách khéo léo.
4. Nói gì thì nói, tuyệt đối không né tránh ánh mắt
Giao tiếp bằng mắt luôn là lời khuyên tiêu chuẩn cho sự tương tác trong giao tiếp. Nếu bạn không tự tin thì hãy luyện tập trước gương và với những người bạn thân quen trước.
Nên hạn chế tình trạng đảo mắt hoặc né tránh ánh nhìn của đối phương, vì điều đó sẽ cho họ cảm giác rằng bạn đang che giấu gì đó. Thay vào đó, hãy tự tin chạm mắt với họ một cách tự nhiên, không cần cố nhìn trừng trừng.
5. Nói bằng ngoại hình: Chỉn chu từ cách ăn mặc
90% ấn tượng đầu tiên đến từ ngoại hình của một người. Do đó, bạn cần duy trì phong cách ăn mặc chỉn chu, luôn sẵn sàng để gặp gỡ vì không ai biết lúc nào cơ hội sẽ tới.
Kể cả khi khách hàng yêu cầu gặp bạn trong một bộ dạng đời thường thoải mái thì cũng đừng quá xuề xòa. Hãy đảm bảo ít nhất trang phục của bạn đủ lịch sự và phù hợp với tình huống.
6. Hiểu rõ vai trò của bản thân
Đừng bao giờ nói năng thiếu suy nghĩ. Hãy luôn hiểu rõ vai trò của bản thân trong cuộc đối thoại là gì để biết được điều gì nên nói, điều gì không nên nói, cũng như thời điểm tốt nhất để giữ im lặng.
Bằng việc đặt mình vào vị trí của người khác, bạn sẽ tạo được một mối quan hệ vững chắc dựa trên việc thấu hiểu và tôn trọng.
7. Không lạm dụng từ ngữ chuyên ngành
Khi nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực, bạn có thể thoải mái sử dụng từ ngữ chuyên ngành cao siêu để thể hiện năng lực của mình. Nhưng trước mặt khách hàng hoặc người không liên quan, đừng lạm dụng những từ chuyên ngành như vậy.
Họ không thể hiểu hết những gì bạn đang nói, đồng thời cảm thấy thiếu thoải mái khi giao tiếp với bạn. Điều này vô tình cản trở mục đích của cuộc đối thoại. Do đó, hãy đảm bảo nội dung rõ ràng, minh bạch, ngắn gọn.
8. Truyền năng lượng tích cực
Năng lượng thu hút năng lượng, vì vậy hãy luôn giữ một thái độ tích cực. Khi bạn luôn mỉm cười thì tự khắc người khác cũng thấy thoải mái hơn. Khi đó, cuộc trao đổi cũng sẽ nhẹ nhàng cho cả đôi bên.
9. Đừng keo kiệt lời khen, nhưng khen phải đủ tinh tế
Hãy chú ý lắng nghe những lời nói của đối tác và khách hàng để biết họ muốn gì, từ đó cũng cố quan điểm của họ bằng những gì mình có.
Ví dụ nếu tư vấn mua nhà, bạn hoàn toàn có thể nói những lời có cánh vào tai khách hàng như "Ban công đó có những chi tiết đẹp tuyệt" hay "Lớp phủ đó được trạm trổ khéo léo quá".
Những lời khen đó chẳng có gì xấu, nó chỉ giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu cuối cùng – giúp khách hàng hài lòng và kiếm tiền.
*Theo CNBC
Nhịp sống thị trường