Làm việc quá chăm chỉ thường chịu thiệt, người từng trải nói với bạn: Chỉ có những kẻ ngốc mới chăm chỉ quá đáng
Liều mình làm việc, có vậy mới trụ lại được nơi phố thị, mới đạt được thứ mà mình muốn. Nhưng, cần “liều mình” để đổi lại vinh quang, có đáng hay không?
Liều mình làm việc, có vậy mới trụ lại được nơi phố thị, mới đạt được thứ mà mình muốn. Nhưng, cần "liều mình" để đổi lại vinh quang, có đáng hay không?
Dưới đây là hai trường hợp vì làm việc "quá chăm chỉ" mà phải chịu thiệt.
Trường hợp 1:
T. là một đồng nghiệp thuộc bộ phận của chúng tôi, mới 25 tuổi, sau khi tốt nghiệp, cô ấy không về nhà, mà lựa chọn ở lại thành phố làm việc. Ai cũng biết, vật giá, giá nhà ở thành phố rất cao, đối với một nhân viên với mức lương chưa tới 10 triệu như T., mọi thứ quả thực là vấn đề.
T. vì tiết kiệm, cô đội nắng nóng đi làm, sáng dậy chỉ mua 3 chiếc bánh bao và một túi sữa đậu ở tiệm ăn dưới nhà rồi chạy tới công ty. Ba bữa một ngày, cô chỉ ăn 3 cái bánh bao, ngay cả đến "ngày con gái" cũng không ăn uống đàng hoàng. Làm việc vô cùng chăm chỉ, vì muốn tiết kiệm tiền điện nước, cô thường làm việc tới muộn ở công ty rồi mới về nhà.
Biết là sắp tới sẽ có một cơ hội tăng chức, cô ấy vì muốn thể hiện bản thân mà không ngừng xin tăng ca, tần suất làm việc cao lại ăn uống không quy củ khiến cô ấy ngất ngay tại công ty, được bác bảo vệ phát hiện và đưa tới bệnh viện.
Sau sự việc, sếp và đồng nghiệp đều tới bệnh viện thăm cô, vốn dĩ tưởng là sẽ làm lãnh đạo cảm động, ai ngờ, lãnh đạo quay ngoắt người giao việc của cô ấy cho đồng nghiệp khác làm, còn sự việc của cô ấy thì lại chìm vào quên lãng.
Sau đó, vì ở viện trong thời gian dài, làm lỡ tiến độ công việc nên sếp chỉ có thể điều cô ấy sang bộ phận hậu cần.
Trường hợp 2:
Anh họ của tôi dạo này dạ dày không tốt, đi khám thì phát hiện ra bị viêm loét dạ dày, bác sỹ nhắc nhở anh ấy không được uống rượu nữa, nếu không sẽ phiền phức lớn. Nhưng anh họ tôi lại sốt ruột muốn xuất viện sớm, rồi sau đó vì có hợp đồng cần kí nên lại vẫn phải uống rượu.
Anh họ tôi sở dĩ bị viêm loét dạ dày là bởi những thói quen không lành mạnh của anh ấy như uống rượu hay hút thuốc. Vì công việc, 3 ngày liền đi uống rượu tới 2h sáng, uống rồi nôn, nôn ra rồi lại uống, cũng vì muốn kí được hợp đồng.
Sau này, khi ra viện, anh ấy lại không nghỉ ngơi hay uống thuốc như được dặn, tiếp tục uống rượu, tiếp tục vùi đầu vào công việc, kết quả lại nhập viện, thậm chí còn nôn ra máu.
Lần này thì hay, trong thời gian nằm viện, hợp đồng bị đồng nghiệp khác kí mất, công lao cũng bị cướp, thành tích công việc không có, sức khỏe cũng chẳng còn.
Thực ra, có người nói, nếu cuộc sống giàu có, đủ đầy, ai lại chẳng muốn không cần làm việc? Đây không phải là vì cuộc sống ép buộc ư?
Đúng vậy, áp lực cuộc sống khiến chúng ta khó thở, chỉ có thể liều mạng trèo lên, mới có thể giữ ổn được bát cơm, mới có được nhiều thứ hơn. Nhưng, đừng quên, trong lúc bạn đang liều mình làm việc, cơ thể của bạn cũng đang âm thầm làm phép trừ, và những nỗ lực đó, công ty nhiều khi cũng chẳng thể "đồng cảm" được với bạn.
Cần phải biết, sức khỏe là của chúng ta, công việc là của ông chủ, chúng ta không ngừng bào mòn đi sức khỏe của mình để đem lại lợi nhuận cho lãnh đạo, nó có đáng tới như vậy không? Ông chủ thu được một chùm lợi ích, trong khi sức khỏe chúng ta lại không ngừng xuống dốc, ai bù đắp lại điều đó cho chúng ta?
Tôi nghĩ, là một người trưởng thành, chúng ta cần phải hiểu rõ một vài điều:
1. Sức khỏe là vốn của người muốn đi đường dài
Có một sức khỏe tốt bạn mới có động lực mà sống, mà làm việc. Có nhiều người lại thích dùng sức khỏe để đổi lấy tiền bạc, già rồi thì lại dùng tiền đổi lấy sức khỏe, cả đời cứ nỗ lực giữa hai điều này, rốt cuộc là vì cái gì?
Sinh mạng của con người là có hạn, chúng ta không phải máy móc, chúng ta không thể tiêu thụ quá mức các chức năng cơ thể chỉ vì sự nhiệt tình trong não của bạn, một khi các chức năng bị bào mòn, cuộc sống sẽ đi đến hồi kết thúc. Công việc có nhiều tới đâu, thành tích có tốt tới đâu, cũng không thể bù đắp lại được.
2. Cuộc sống không chỉ có công việc, còn có sống
Ai cũng có 24 tiếng một ngày, ngoài 8 tiếng ngủ ra, làm việc 8 tiếng, thời gian còn là là học tập, vui chơi, thư giãn. Nếu không phân bố tốt, dùng ½ thời gian trong ngày đi làm việc, vậy thì liệu bạn có còn thời gian đi hưởng thụ cuộc sống hay không?
Là một người trưởng thành, chúng ta ngoài công việc, vẫn còn rất nhiều chuyện cần chúng ta đi làm: ở bên người thân, giáo dục con cái, nâng cao bản thân, vui chơi với bạn bè…
Cuộc sống rất phong phú, còn rất nhiều phương diện cần chúng ta đi thăm thám, nếu chỉ nghĩ tới công việc, vậy thì chúng ta sẽ chỉ là con ếch ở đáy giếng. Vì vậy, người thông minh sẽ không bao giờ "liều mạng" đi làm việc, mà biết cách cân bằng và điều chính các phương diện sao cho hài hòa.
3. Bạn không phải là người duy nhất trong công ty, ai rời đi thì công ty vẫn vận hành đều đều
Có những người luôn nghĩ rằng mình rất quan trọng, cho rằng mình là trụ cột của công ty, không có mình thì công ty sẽ dừng. Nghĩ được như vậy, thế thì bạn cũng quá hồn nhiên rồi!
Trên thế giới này, chẳng ai rời khỏi ai là không được cả, cũng chả có ai là trụ cột của cả một công ty, công ty vì muốn tránh được rủi ro mà sẽ chẳng bao giờ để tất cả trứng vào một giỏ. Trong bồi dưỡng nhân viên cũng vậy, công ty sẽ không bao giờ chỉ định tất cả các thông tin và nhiệm vụ quan trọng cho một người, làm tăng thêm rủi ro cá nhân.
Công ty luôn có phương án B đối với nhân lực, nhân viên lại bán mạng vì công ty, không đáng, người thông minh sẽ học cách phân bổ thời gian hợp lý, sau khi hoàn thành phần việc của mình, sẽ còn đi tìm cách nâng cao kĩ năng cá nhân.
Liều mình làm việc, tự hại cơ thể mình, công ty sẽ không cảm động, cơ thể của bạn là của bạn, bạn cần có trách nhiệm với nó.
Làm việc đừng có liều mình, không đáng, bạn nghĩ sao?
Báo Dân sinh