MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lần đầu tiên cá ngừ trở thành ngành hàng giá trị tỷ USD

21-01-2023 - 07:22 AM | Thị trường

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, lạm phát tiếp tục

Lần đầu tiên cá ngừ trở thành ngành hàng giá trị tỷ USD - Ảnh 1.

Chế biến cá ngừ đại dương đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 99 thị trường trên thế giới. Trong số đó, Mỹ, EU, các nước trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Israel, Thái Lan, Saudi Arabia, Nga, Philippines và Ai Cập là các thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu.

Đức, Tây Ban Nha và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU năm qua. Riêng trong tháng 12/2022, xuất khẩu cá ngừ sang Đức và Tây Ban Nha đang tăng "phi mã" ở mức 3 con số, lần lượt là 161% và 117%.

Đáng chú ý trong các nước tham gia Hiệp định CPTPP là Nhật Bản. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã tăng trưởng cao liên tục trong quý cuối năm 2022. Riêng tháng 12, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng tới 131% so với cùng kỳ, góp phần đáng kể đưa cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt gần 136 triệu USD, tăng 48% so với năm 2021.

Đối mặt với lạm phát, nhiều thị trường có sự sụt giảm nhập khẩu cá ngừ đáng kể. Điển hình như tại thị trường Mỹ, sau khi sụt giảm trong tháng 11, xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục giảm 38% trong tháng 12/2022. Tuy nhiên, tính lũy kế cả năm 2022, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ vẫn tăng 44%, đạt gần 487 triệu USD.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu cá ngừ trong quý I/2023 sẽ không thể giữ được kết quả tích cực như năm 2022 và thị trường có thể sẽ hồi phục vào nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, trong thời điểm đầu năm, các Hiệp định thương mại tự do đang là động lực thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường.

Theo Bích Hồng

Báo Tin tức

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên