Lần đầu tiên trong lịch sử, một chiếc Airbus A340 hạ cánh xuống Nam Cực
Hình ảnh chiếc máy bay khổng lồ 4 động cơ màu trắng ngạo nghễ đứng giữa mênh mông tuyết trắng Nam Cực ghi dấu lần đầu tiên một chiếc Airbus A340 đáp xuống châu lục này.
- 04-11-2021Máy bay Belarus rơi ở Nga và bốc cháy, không ai sống sót
- 14-10-2021Động thái của Amazon khiến FedEx, Ups lo sợ: Mua máy bay cỡ lớn để tự vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới
- 06-10-2021Máy bay mắc kẹt dưới... gầm cầu, người dân thích thú với cảnh tượng hiếm thấy trong đời
- 05-10-2021Hình ảnh độc nhất vô nhị: Siêu máy bay A380 xếp hàng đi trên đường phố Singapore và cái kết buồn cho những gã khổng lồ của bầu trời
- 05-10-2021Tỷ phú Masayoshi Son của SoftBank có tên trong Hồ sơ Pandora, từng mua máy bay phản lực thông qua công ty ở "thiên đường thuế" và thuê lại… chính nó
Không những vậy, Airbus cũng ghi dấu lần đầu tiên đưa một máy bay cỡ lớn tới Nam Cực. Hi Fly, hàng hàng không có trụ sở tại Bồ Đào Nha, chính là người đứng sau chuyến bay lịch sử, được thực hiện vào đầu tháng 11 vừa qua.
Được điều khiển bởi Cơ trưởng Carlos Mirpuri, người cũng là Phó chủ tịch của Hi Fly, chiếc máy bay thân rộng đã thực hiện hành trình 4.000 km từ Nam Phi tới Nam Cực và ngược lại. Mỗi chiều bay kéo dài hơn 5 giờ, Mirpuri và phi hành đoàn của ông dành 3 tiếng trên Lục địa Trắng.
Đây là chiếc máy bay chở hàng có thể mang những trang thiết bị cần thiết tới Nam Cực. Đường băng tại Wolf’s Fang dài hơn 3km và dầy khoảng 1,6 km. Tuy nhiên, do được cấu thành từ băng nên chúng rất khó di chuyển. Nhằm tăng ma sát, người ta đã phải khoét các rãnh trên mặt băng để phi cơ bám tốt hơn.
"Càng lạnh cành tốt", Mipuri nói về điều kiện hạ cánh lý tưởng ở lục địa nằm ở cực nam của trái đất.
Tuy nhiên, trơn trượt không phải trở ngại duy nhất. Nguy cơ khác là ánh sáng chói lóa từ tuyết và băng. Điều này không chỉ khiến khó phân biệt mặt băng với tuyết mà còn khiến người lái bị chói mắt. Để chống lại điều này, phi công phải đeo một loại kính mắt đặc biệt. Ngoài ra, sự pha trộn giữa địa hình băng tuyết với đường băng đá khiến việc đoán độ cao gặp nhiều khó khăn.
Dẫu vậy, chiếc máy bay vẫn hạ cánh thành công. Sau chuyến bay lịch sử này, A340 sẽ được sử dụng để chở một lượng nhỏ du khách và nhà khoa học tới Nam Cực cùng hàng hóa thiết yếu.
Tuy nhiên, có điểm đáng chú ý là chưa có bất cứ sân bay thực sự nào ở Nam Cực. Dẫu vậy, băng dày cho phép máy bay hạ cánh ở nhiều địa điểm, miễn là có sự chuẩn bị trước.