“Làn sóng” bãi bỏ điều kiện kinh doanh tiếp tục lan đến Bộ Tài nguyên
Sau Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp, đến nay, Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có động thái rà soát để sửa đổi, bãi bỏ 44% điều kiện kinh doanh thuộc Bộ này.
- 26-10-2017Viện Phó CIEM: Bức tranh kinh tế tư nhân nhìn vào chính sách thì không hề sáng sủa!
- 18-10-2017Phó Viện trưởng CIEM: Tôi từng chứng kiến doanh nghiệp khóc trong hội thảo bởi lẽ giấy phép của họ bị chậm
- 13-10-2017Nghị định quản lý phân bón: Còn bóng dáng nhiều giấy phép con
- 27-09-2017Giấy phép con nhìn từ việc người đẹp đi thi quốc tế bị xử phạt
Bộ TN&MT đã có văn bản đề xuất Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc rà soát, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh.
Thống kê cho thấy Bộ có 18 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ với 163 điều kiện đầu tư kinh doanh.
Bộ đã đề xuất chuyển ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất độc hại, các chất lây nhiễm thuộc quản lý của Bộ TN&MT với 22 điều kiện kinh doanh.
Theo Bộ TN&MT, hiện tại, việc vận chuyển hàng nguy hiểm liên quan đến công tác quản lý nhà nước của nhiều Bộ, ngành: quản lý hóa chất, phòng chống cháy nổ, môi trường... Để tránh chồng chéo chức năng quản lý và giảm chi phí hành chính cho tổ chức, cá nhân khi phải thực hiện thủ tục hành chính về kinh doanh hàng nguy hiểm thì chỉ cần thực hiện tại một Bộ quản lý chuyên ngành về cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Các bộ quản lý chuyên ngành chỉ quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn... và sẽ tham gia trong quá trình cấp phép của Bộ chuyên ngành quản lý về cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Bãi bỏ 36 điều kiện đầu tư kinh doanh. Trong đó lĩnh vực đất đai 7 điều kiện, lĩnh vực môi trường 6 điều kiện, lĩnh vực tài nguyên nước 16 điều kiện, lĩnh vực đo đạc bản đồ, 1 điều kiện, lĩnh vực khí tượng thủy văn 1 điều kiện.
Bên cạnh đó, sửa đổi 15 điều kiện yêu cầu với cá nhân, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện kinh nghiệm, thời gian công tác theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều cách lựa chọn để chứng minh có đủ điều kiện về kinh nghiệm, chuyên môn. Cụ thể, lĩnh vực đất đai 2 điều kiện, lĩnh vực địa chất và khoáng sản 1 điều kiện, lĩnh vực tài nguyên nước 11 điều kiện, lĩnh vực khí tượng thủy văn 1 điều kiện.
Như vậy, Bộ TN&MT đề xuất chuyển 1 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, các chất lây nhiễm với 22 điều kiện đầu tư kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ 36 điều kiện và sửa đổi 15 điều kiện đầu tư kinh doanh tại 18 ngành nghề có điều kiện thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường (chiếm 44,78%).