MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làn sóng ‘Made in USA’ đang hồi sinh, các nhà máy đổ xô về quê: Vốn hóa tăng "bằng lần" là chuyện bình thường

08-10-2023 - 19:40 PM | Tài chính quốc tế

Làn sóng ‘Made in USA’ đang hồi sinh, các nhà máy đổ xô về quê: Vốn hóa tăng "bằng lần" là chuyện bình thường

Nhờ hành trình “hồi hương”, nhiều công ty xây dựng Mỹ đã được hưởng “món hời” lớn trong thời gian qua.

Khi Giám đốc điều hành của công ty cơ sở hạ tầng Sterling Infrastructure, ông Joe Cutillo lần đầu tiên nói rằng các nhà máy sản xuất của nhiều doanh nghiệp sẽ quay trở lại Mỹ, nhiều người cảm thấy “không thể tin được”.

“Hoạt động sản xuất thường đặt tại nhiều khu vực từ Mexico đến châu Á hay Đông Âu. Đây thực sự là lần đầu tiên trong đời tôi thấy có xu hướng hồi hương”, ông Cutillo nói trong một cuộc phỏng vấn.

Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, kể từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp Mỹ có xu hướng mang hoạt động sản xuất quay trở lại quê hương hoặc các quốc gia lân cận (nearshoring, reshoring and onshoring). Làn sóng này đã tăng trung bình 216% so với cùng kỳ năm ngoái cùng khoản đầu tư trị giá 516 tỷ USD, theo số liệu của Nhà Trắng cập nhật lần cuối vào ngày 26/9.

Làn sóng ‘Made in USA’ đang hồi sinh, các nhà máy đổ xô về quê: Vốn hóa tăng "bằng lần" là chuyện bình thường - Ảnh 1.

Việc nghiêm túc mang một phần hoạt động sản xuất về quê nhà đã bắt đầu “nhen nhóm” từ lâu, được thúc đẩy từ đại dịch Covid-19. Khi lựa chọn sản xuất tại Mỹ Latinh và châu Á, ngoài ưu điểm và lợi thế về mặt chi phí, các doanh nghiệp Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn nếu gặp tình trạng tắc nghẽn vận chuyển tại các kênh đào Suez hay Panama. Mặt khác, những tiến bộ trong tự động hóa nội địa cũng như chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao đã khiến việc chuyển sản xuất quay trở lại Mỹ trở nên hấp dẫn hơn về mặt kinh tế.

Và chính làn sóng hồi hương đó đã tạo ra “thời kỳ bùng nổ” cho ngành xây dựng của Mỹ, đặc biệt là tạo điều kiện cho các công ty tầm trung. Theo Bloomberg, vốn hóa thị trường của công ty cơ sở hạ tầng Sterling đã tăng 506% sau 4 năm, từ 390 triệu USD lên 2,4 tỷ USD. Vốn hóa công ty xây dựng và cơ sở hạ tầng Quanta Services thì tăng gần gấp 5 lần lên 25 tỷ USD trong thời gian đó, trong khi các công ty cùng ngành là TopBuild Corp, Emcor Group và Fluor Corp đều tăng hơn 100%.

Làn sóng ‘Made in USA’ đang hồi sinh, các nhà máy đổ xô về quê: Vốn hóa tăng "bằng lần" là chuyện bình thường - Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực như khoa học đời sống, bệnh viện và công nghệ cũng có nhu cầu xây dựng mạnh mẽ. Thêm nữa, những đột phá trong trí tuệ nhân tạo đã thúc đẩy nhu cầu về trung tâm dữ liệu, thúc đẩy doanh số tăng trưởng từ 20% đến 30% trong những năm gần đây, ông Cutillo của Sterling cho biết.

Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài cũng đang tham gia cùng các công ty Mỹ để thúc đẩy hoạt động sản xuất tại Mỹ, Bloomberg viết. Tại bang Georgia, Sterling đang giúp cả Hyundai Motor của Hàn Quốc và Rivian Automotive có trụ sở tại California xây dựng các nhà máy xe điện với tổng diện tích khoảng 1.100 mẫu Anh.

Kết quả của làn sóng này là nhiều công ty xây dựng Mỹ hiện có danh sách khách hàng “xếp hàng chờ lượt” lớn và tăng nhanh. Quanta, Fluor và ba công ty cùng ngành có tổng dự án tồn đọng trị giá lên tới gần 120 tỷ USD, cao hơn khoảng 20 tỷ USD so với mức trung bình trước đại dịch của họ.

Làn sóng ‘Made in USA’ đang hồi sinh, các nhà máy đổ xô về quê: Vốn hóa tăng "bằng lần" là chuyện bình thường - Ảnh 3.

Được biết, chi tiêu năm cho lĩnh vực xây dựng và sản xuất đã đạt 198 tỷ USD tính đến tháng 8, tăng gần 66% so với năm ngoái và lên mức cao nhất kể từ khi Cục phân tích kinh tế Mỹ bắt đầu theo dõi dữ liệu vào những năm 1950.

Phần lớn sự gia tăng gần đây là nhờ một số quy định được chính quyền Tổng thống Biden thông qua - đưa ra hàng tỷ USD trợ cấp và nhiều ưu đãi khác nhau để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn và xe điện tại địa phương cũng như hỗ trợ đường sá và sân bay để kết nối các nhà máy mới xây dựng.

Tham khảo Bloomberg

Bạch Linh

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên