MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làn sóng y2k vẫn chưa hạ nhiệt tại quốc gia giàu có bậc nhất châu Á, người người nhà nhà đổ xô đi tìm một loại máy gắn liền với ký ức của thế hệ 8x-9x

09-04-2023 - 22:02 PM | Lifestyle

Hoạt động giải trí tưởng chừng như đã bị lãng quên lại dần nhận được sự yêu mến của nhiều bạn trẻ.

Khoảng một vài năm trở lại đây, xu hướng y2k (viết tắt của năm 2000), cụm từ được dùng để mô tả các trang phục, phụ kiện được ưa thích vào cuối những năm 90s và đầu năm 2000, đã làm mưa làm gió trong cộng đồng giới trẻ trên khắp thế giới.

Tại Hàn Quốc, xu hướng này không chỉ dừng lại ở thời trang, phụ kiện mà còn tiếp tục mang những chiếc bốt chụp ảnh tự động trở lại với đường phố Seoul. Theo Korean Herald, tại khu vực Yeonnam-dong, một khu phố thời thượng dành cho giới trẻ sành điệu, những studio chụp ảnh lấy ngay này đã chiếm trọn cả một con phố.

Làn sóng y2k vẫn chưa hạ nhiệt tại quốc gia giàu có bậc nhất châu Á, người người nhà nhà đổ xô đi tìm một loại máy gắn liền với ký ức của thế hệ 8x-9x - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ xếp hàng dài trước cửa hàng cung cấp bốt chụp ảnh tự động

"9 studio tự chụp ảnh mới đã được mở chỉ trong vòng vài tháng ở khu vực này" - một người sở hữu một studio chụp ảnh gần Ga Đại học Hongik, chia sẻ.

Đó là một buổi chiều thứ Ba và các studio ảnh nổi tiếng như "Life Four Cuts" hay "Haru Film" luôn tấp nập các cặp đôi và các gia đình, tất cả đều háo hức ghi lại những kỷ niệm của ngày xuân tươi đẹp bằng một vài bức ảnh.

"Tôi nghĩ chụp ảnh nhanh đã trở thành một phần văn hóa giải trí của thế hệ trẻ ngày nay. Hầu hết khách hàng của chúng tôi là thanh thiếu niên và khoảng 20 tuổi" - Hong nói.

Doanh số nhượng quyền bốt chụp ảnh tăng đột biến trong năm 2022

Theo phân tích về doanh số của KB Kookmin, vào năm 2022, doanh số bán nhượng quyền những bốt hàng chụp ảnh lấy liền tại Hàn Quốc tăng tới 271% so với năm trước, trong khi đó số lượng cửa hàng máy ảnh mới chỉ tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên trong các cửa hàng cung cấp dịch vụ chụp ảnh lấy ngay chỉ rộng 16 mét vuông của Hong đã có tới ba bốt chụp ảnh. Tại đây, khách hàng được cung cấp dụng cụ tạo kiểu tóc như máy sấy cầm tay và máy uốn tóc cũng như được lựa chọn các phụ kiện như mũ đội đầu, bờm, nơ để chụp ảnh.

Khi sử dụng những chiếc máy chụp ảnh, khách hàng sẽ đứng trước một camera tự động có giao diện màn hình cảm ứng cho phép người dùng điều chỉnh các kích thước ảnh và hiệu ứng đặc biệt. Mỗi lần chụp ảnh thông thường sẽ chỉ hết khoảng 3.000 - 4.000 won và toàn bộ quá trình chụp - in ảnh cũng chỉ mất chưa đầy năm phút.

Làn sóng y2k vẫn chưa hạ nhiệt tại quốc gia giàu có bậc nhất châu Á, người người nhà nhà đổ xô đi tìm một loại máy gắn liền với ký ức của thế hệ 8x-9x - Ảnh 3.

Cửa hàng luôn trang trị hàng loạt phụ kiện đáng yêu, ngộ nghĩnh

Đối với những người ở độ tuổi 30 và 40 tại Hàn Quốc, các gian hàng chụp ảnh lấy ngay là một phần ký ức của họ vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000.

Nhưng đối với những người trẻ thuộc Gen Z, những người sinh ra trong thời đại ký thuật số phát triển, họ cho biết sức hấp dẫn lớn nhất của chụp ảnh lấy ngay là vì những hình ảnh này không thể tự do chỉnh sửa hoặc thay đổi.

"Chụp ảnh lấy ngay là một trải nghiệm mới mẻ cho những người tiêu dùng lớn lên trong thời đại kỹ thuật số như tôi." - một tân sinh viên Đại học tên Na-yeon cho biết.

Cô chia sẻ rằng những bức ảnh chân thực mang lại cảm xúc gắn bó mà những hình ảnh kỹ thuật số trên màn hình điện thoại không thể lột tả được.

Làn sóng y2k vẫn chưa hạ nhiệt tại quốc gia giàu có bậc nhất châu Á, người người nhà nhà đổ xô đi tìm một loại máy gắn liền với ký ức của thế hệ 8x-9x - Ảnh 4.

Cảnh hai nhân vật chính trong bộ phim "Yêu Tinh" đình đám cùng chụp ảnh tại bốt tự động

Lee Eun-hee, giáo sư khoa học tiêu dùng tại Đại học Inha cho biết những người thuộc nhóm tuổi trẻ hơn có mong muốn thể hiện bản thân mạnh mẽ hơn so với những người ở thế hệ trước. Bà cho biết, xu hướng chụp ảnh lấy ngay hiện tại cũn đã phát triển thành một cách để người trẻ tăng khả năng giao tiếp xã hội.

"Các gian hàng chụp ảnh không chỉ cung cấp những bức ảnh mà còn cung cấp những khoảnh khắc đặc biệt nơi bạn bè và các thành viên trong gia đình có thể trò chuyện và cười đùa trong. Vì chụp ảnh ở đó không tốn nhiều thời gian và tiền bạc nên nó đã trở thành một hoạt động giải trí dễ tiếp cận đối với nhiều người." - cô cho hay.

Không chỉ chụp ảnh trong những bốt chụp trên đường phố, thế hệ trẻ cũng đang kết hợp chụp ảnh lấy liền vào các sự kiện đặc biệt như đám cưới.

Làn sóng y2k vẫn chưa hạ nhiệt tại quốc gia giàu có bậc nhất châu Á, người người nhà nhà đổ xô đi tìm một loại máy gắn liền với ký ức của thế hệ 8x-9x - Ảnh 5.

Nhiều cặp đôi lựa chọn thuê bốt chụp ảnh cho khách mời vào ngày cưới

Thông thường, các cặp đôi sẽ thuê một hoặc nhiều quầy chụp ảnh với máy ảnh lấy ngay để khách có thể có những bức ảnh của riêng mình. Sau đó, các vị khách sẽ đưa một số bức ảnh của họ vào cuốn sổ dành cho khách mời, kèm theo những lời bình luận, tạo nên một album ảnh đặc biệt cho cặp đôi mới cưới. Những bức ảnh còn lại sẽ là quà tặng cho các khách mời.

Lee Jae-kyung (29 tuổi), người vừa kết hôn vào tuần trước, cho biết việc thuê chiếc máy chụp ảnh tự động là một trong những điều tuyệt vời nhất mà cô đã làm cho lễ cưới của mình.

"Sau đám cưới, nhiều người bạn của tôi nói với tôi rằng họ rất thích khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa buổi lễ và tiệc chiêu đãi khi đây thường được coi là khoảng thời gian khá buồn tẻ. Máy ảnh tôi thuê có kết nối trực tuyến, cho phép người dùng gửi ảnh qua email hoặc đăng trực tiếp lên mạng xã hội. Tôi rất vui vì họ có thể có những món quà kỷ niệm như vậy từ đám cưới của tôi" - Lee nói.

Theo Banzzak, một nhà cung cấp máy chụp ảnh tự động chuyên phục vụ các sự kiện của công ty hoặc lễ cưới, một máy bán ảnh tự động có giá thuê từ 500.000 won đến 800.000 won (từ 9 - 14 triệu đồng), tùy thuộc vào thời gian thuê.

Xu hướng này cũng dẫn đến sự phổ biến của máy in ảnh tại các cửa hàng tiện lợi

Trong bối cảnh ảnh chụp lấy ngay ngày càng phổ biến, nhu cầu in ảnh cũng tăng lên, dẫn đến sự ra đời của các ki-ốt in ảnh tự phục vụ trong các cửa hàng tiện lợi.

Vào tháng 1 năm ngoái, CU, chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu của Hàn Quốc, đã thiết lập các ki-ốt in được gọi là "hộp in" tại 30 chi nhánh trên toàn quốc. Máy cho phép khách hàng tự in ảnh hoặc tài liệu từ máy tính hoặc điện thoại thông minh của họ.

Theo BGF Retail, công ty đứng sau chuỗi CU, mức sử dụng hộp in trung bình hàng tháng trên mỗi cửa hàng đã tăng gần gấp bốn lần từ 100 lên khoảng 400 lần trong năm qua. Trong đó, thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20 chiếm gần 70% tổng số người dùng.

Nguồn: Korean Herald

Theo Thanh Tâm

Thể thao & Văn hóa

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên