Láng giềng dùng công nghệ đào mỏ kho báu lớn nhất thế giới, Mỹ, Hàn thèm khát, Việt Nam cũng có trữ lượng lớn thứ 3 toàn cầu
Một loại kho báu cả Trung Quốc và Việt Nam đều có trữ lượng lớn hàng đầu thế giới.
- 24-08-2023Trung Quốc dùng công nghệ khai thác mặt quý hơn cả đất hiếm, Anh, Úc, Mỹ tranh nhau mua dù giá "trên trời"
- 24-08-2023Cố tình để bị lừa chuyển khoản 3 lần liên tiếp, người đàn ông giúp công an tóm gọn đường dây lừa đảo 50 người
- 24-08-2023Triển vọng ứng dụng robot AI trong đời sống tại Trung Quốc
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng vonfram lớn nhất thế giới, khoảng 1,9 triệu tấn. Bên cạnh đó, Việt Nam có trữ lượng vonfram lớn thứ 3 thế giới, khoảng 100 nghìn tấn.
Vonfram được dùng làm vật liệu chống mài mòn, sử dụng trong các ngành công nghiệp gia công kim loại, khai thác mỏ, dầu khí và xây dựng. Đây là loại kim loại gần như không thể thay thế trong một loạt các ứng dụng công nghiệp như sản xuất máy hiệu suất cao và các hợp kim thép.
Vì vậy, vonfram còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp như ô tô, năng lượng, xây dựng, hàng không vũ trụ cũng như các ứng dụng quân sự, hàng không và sản xuất điện.
Trung Quốc là nước xuất khẩu các sản phẩm vonfram nhiều nhất thế giới. Xuất khẩu vonfram của Trung Quốc được vận chuyển đến khoảng 200 quốc gia khác nhau, hầu hết là các nước có nền kinh tế phát triển.
Vì Trung Quốc nắm giữ trữ lượng vonfram lớn nhất thế giới nên Nhật, Mỹ, Hàn, Đức, Ấn Độ, Anh, Nga, Úc đều rất khao khát có được loại tài nguyên này. Hiện nay, Nhật Bản là nước nhập khẩu vonfram lớn nhất của Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc.
Công nghệ khai thác tài nguyên vonfram của Trung Quốc được biết đến là thông minh nhất thế giới. Cụ thể, Trung Quốc áp dụng nền tảng điều khiển và quản lý sản xuất mỏ tích hợp hệ thống khai thác thông minh, hệ thống an ninh thông minh, hệ thống mạng 5G, internet vạn vật, thực tế ảo vào thăm dò và khai thác. Toàn bộ hệ thống khai thác vonfram được đi theo nguyên tắc "một trung tâm, một hệ thống, một nền tảng và nhiều ứng dụng thông minh.
Trong đó, hệ thống điều khiển từ xa được tích hợp với hệ thống sao lưu hình ảnh thời gian thực về các thông số vận hành đến màn hình hiển thị của hệ thống giám sát thông qua mạng không dây 5G.
Đặc biệt, toàn bộ hệ thống xe không người lái được áp dụng giảm bớt rủi ro khi vận hành dưới lòng đất, nâng cao hiệu quả vận chuyển và nâng cao mức độ hoàn thiện trong quản lý sản xuất và vận chuyển.
Trong quy trình khoan đá để khai thác, máy khoan được điều khiển từ xa và ghi lại video tại chỗ thông qua thiết bị đầu cuối truyền dẫn 5G gắn trên xe và truyền đến trung tâm điều phối thông qua hệ thống không dây để người vận hành có thể hiểu được môi trường xung quanh của thiết bị và trạng thái của xe. Theo video và thông tin trạng thái xe, người điều khiển sẽ điều khiển xe để thực hiện các hoạt động khoan đá.
Khai thác thông minh sẽ tối ưu hóa kế hoạch khai thác, hoạt động khai thác được diễn ra ổn định, đảm bảo chất lượng quạng vonfram thô. Cùng với đó, khai thác thông minh giúp tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao, giảm nhân công và tăng hiệu quả. Hơn nữa, thông qua việc triển khai khai thác kỹ thuật số, hiệu quả quản lý vận hành và các chỉ số kỹ thuật sản xuất sẽ được nâng cao, năng suất lao động tăng gấp 5 lần so với trước đây.
Trên thực tế, Thái Nguyên là tỉnh đang nắm giữ 90% trữ lượng vonfram của Việt Nam. Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
Đáng chú ý, trong những năm gần đây, sản lượng vonfram từ mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên chiếm khoảng 33% sản lượng vonfram toàn cầu nếu không tính nguồn cung từ Trung Quốc, có quy mô lớn thứ 2 thế giới.
Mỏ Núi Pháo đang được xem như nguồn cung vonfram an toàn và đáng tin cậy cho các nhà sản xuất ô tô, máy bay… mà không có khoáng chất hay chất hóa học khác có thể thay thế.
UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, Masan High-Tech Materials đang làm chủ công nghệ tái chế Vonfram đẳng cấp, xác định tái chế là trụ cột chiến lược sẽ mang lại thành công cả về doanh thu và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường vật liệu công nghệ cao toàn cầu.
Đặc biệt, trong Đại hội cổ đông của Công ty vào trung tuần tháng 4/2023, Masan High-Tech Materials cho biết sẽ xây dựng nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên và lớn nhất châu Á tại Thái Nguyên, đồng thời đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực.
Nhịp sống thị trường