MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết

16-01-2024 - 13:58 PM | Thị trường

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (TP Cần Thơ) như thay áo mới, không khí làm việc nơi đây rộn rã, những cái bánh tròn xếp đều trên vỉ tre ở các con đường, và các giàn phơi.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), hiện có 63 hộ dân làm thường xuyên, nhưng nhộn nhịp nhất là thời điểm cuối năm họ tất bật sản xuất phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán. Nơi đây chủ yếu tráng 3 loại bánh gồm: bánh tráng lạt dùng cuốn thịt, cá; bánh tráng dừa, mè dùng để nướng và bánh tráng ngọt.

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết - Ảnh 1.

Sản xuất lượng bánh nhiều hơn để kịp giao cho khách.

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết - Ảnh 2.

Những đôi tay thoăn thoắt tráng bánh.

Tùy mỗi loại mà bánh sẽ có giá khác nhau. Cụ thể, hiện bánh lạt có giá dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/70 chiếc bánh; bánh ngọt 140.000 đồng/100 chiếc, bánh đặc biệt 300.000 đồng/100 chiếc bánh; bánh dừa nướng, mè là 350.000 đồng/100 chiếc bánh.

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết - Ảnh 3.

Hiện có 63 hộ dân làm thường xuyên duy trì công việc hàng ngày.

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết - Ảnh 4.

Ông Trà Ngọc Sính - Phó Chủ tịch UBND phường Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) – thông tin: Mỗi năm làng nghề bánh tráng Thuận Hưng cung ứng ra thị trường trung bình khoảng 120 triệu chiếc bánh tráng, đặc biệt sản lượng bánh tráng sản xuất trong dịp Tết chiếm 50% cả năm. Riêng trong dịp Tết năm nay, lượng bánh tráng tăng khoảng 10% so với mọi năm.

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết - Ảnh 5.

Bánh tròn xếp đều trên vỉ tre dọc các con đường.

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết - Ảnh 6.

Anh Trần Thanh Tâm (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt) chia sẻ: "Vào những ngày giáp Tết anh luôn phải thức sớm từ 2h và thuê thêm thợ làm mới có đủ bánh để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Bên cạnh đó, cũng không dám nhận đơn hàng nhiều vì sợ tráng bánh không kịp giao cho khách. Do đó, anh chỉ nhận đơn của mối quen để đảm bảo chất lượng".

Bà Hà Thị Sáu cho rằng, lượng khách đặt hàng tăng cao, mỗi ngày lò bánh của gia đình bà cung ứng ra thị trường khoảng 10.000 chiếc bánh. Nhờ đầu tư 2 chiếc máy tráng bánh dừa, mè và bánh tráng ngọt nên sản xuất được lượng bánh nhiều hơn để kịp giao cho khách.

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết - Ảnh 7.

Bánh tròn xếp đều trên vỉ tre

Làng nghề bánh tráng 200 năm ở Cần Thơ tất bật vào vụ Tết - Ảnh 8.

Bánh được xếp trên giàn phơi.

Theo bà Sáu, năm nay nguyên liệu tăng nhiều nên lợi nhuận cũng không được cao. Thấy đời sống kinh tế vẫn còn khó khăn nên bà chỉ dám tăng giá bán mỗi kg bánh tráng khoảng 1.000 đồng.

Trải qua hơn 2 thế kỉ với sự tiếp nối làm nghề và giữ nghề của nhiều thế hệ, nghề làm bánh tráng Thuận Hưng đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ trong năm 2023. Đến nay, làng nghề đã được lan truyền rộng rãi và có nguồn tiêu thụ lớn đến từ nhiều vùng.

Theo Quang Hải

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên