Lãng phí thời gian của mình chính là tự sát, lãng phí thời gian người khác đồng nghĩa với giết người: 30 tuổi đầu tôi đã thực sự làm được những gì?
Đừng để câu trả lời chỉ là con số 0 tròn trĩnh, đến khi nhận ra đã chẳng còn đủ thời gian làm điều mình muốn.
- 08-03-2019"35 tuổi mà vẫn còn nghèo, đấy là tại bạn": Càng sớm làm chủ 20 nấc thang tài chính này, bạn càng nhanh gõ cửa sự GIÀU CÓ!
- 07-03-2019Chỉ một câu hỏi vào lúc 3 giờ sáng, hai người phụ nữ với cái kết khác nhau khiến ai cũng giật mình và vỡ lẽ nhiều điều về hôn nhân
- 07-03-2019Kiếm nhiều tiền đến mấy cũng có ngày phá sản trắng tay, chỉ có kiếm thứ này đầy người mới thực sự là tỷ phú, lúc nào cũng có thể đứng dậy sau đắng cay!
1. Phung phí tuổi trẻ
Ngày nay, đa số các trường đại học đều theo hệ thống tín chỉ nên sinh viên có rất nhiều thời gian rảnh không phải lên lớp. Tuy nhiên, ở độ tuổi 20 đáng lẽ phải không ngừng học hỏi, bổ sung tri thức và làm phong phú năng lực bản thân thì đa số sinh viên lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.
Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và nghiên cứu. Nhưng thực tế thì ngoài giờ học, đa số sinh viên không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho "khỏe". Phần thời gian còn lại chủ yếu dùng để online, xem phim, chơi game, hẹn hò hoặc đi làm thêm... vì đủ loại lý do. Thậm chí có người sẵn sàng bỏ cả ngày chỉ để ngủ.
"Lười biếng" có thể nhanh chóng trở thành một thói quen khó bỏ. Bạn đối xử với những năm tháng tuổi trẻ thế nào thì những năm sau đó, rất có thể bạn vẫn sẽ lặp lại một khuôn mẫu y như vậy. Đến lúc giật mình nhìn lại, chỉ có thể bồi hồi tự hỏi bản thân: "Mấy chục năm qua, tôi đã làm được gì cho đời?" Đáp án chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
2. Đừng tự sát nhưng cũng đừng để người khác giết mình
"Đi ăn không anh ơi?", "Tối nay làm bữa nhậu cả nhóm nhé?", "Lâu lắm không gặp, anh em tổ chức vụ gì chơi bời cái gì?"... Chúng ta ai cũng có rất nhiều những lời mời vu vơ đến từ những người bạn rãnh rỗi như vậy.
Hai ngày trước, nhìn thấy tên một người bạn gọi tới cho mình mà lòng tôi không khỏi chán nản. Cứ mỗi lần gọi điện, người này đều rủ tôi đi tụ tập ăn uống, xong thì kéo nhau tới quán karaoke, có thể còn tiếp tục chơi bời tăng 3 ở đâu đó. Lần nào đi cùng cậu ta cũng mất cả một buổi tối chỉ để quậy tưng bừng. Mà đây đã là lần thứ ba trong tháng.
Tôi biết rằng anh bạn này không có ác ý, đơn thuần muốn rủ tôi cùng tham gia cuộc vui nhưng cả đám bọn họ đều có tật xấu là chơi không biết điểm dừng. Nếu có người đứng dậy về sớm, tất cả sẽ chế nhạo ầm ỹ, thậm chí còn trách "không nể mặt anh em"... Một hai lần thì thôi, nhưng lần nào cũng như vậy khiến tôi thực sự không còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục tham gia cùng bọn họ, trong khi công việc tăng ca vẫn đang chờ ở nhà.
Lỗ Tấn từng nói: "Lãng phí thời gian của chính mình là tự sát; còn lãng phí thời gian của người khác chính là giết người." Nếu là người khôn ngoan, phải biết giữ một khoảng cách với những kẻ thích "giết người" bằng cách lây lan sự rảnh rỗi, lười biếng và phí hoài thời gian như vậy.
3. Không nỗ lực lấy đâu ra thành quả?
Trong bộ phim "Flying Colors" của Nhật Bản kể về một câu chuyện "vịt hóa thiên nga" có thật, nhân vật nữ chính từng chơi bời suốt ngày, phung phí toàn bộ thời gian với các bạn cùng trường, điểm số đếm ngược từ dưới lên nên bị bố mẹ ép đi học thêm. Tại đây, cô đã được một giáo viên thức tỉnh, thay đổi hoàn toàn thái độ và nghiêm túc khổ luyện, dùi mài kinh sử, sớm ngày đỗ vào trường đại học nhất nhì thành phố.
Trong khi đó, những người bạn thân ở trường của nhân vật chính vẫn vô tư chơi đùa, hết hẹn hò lại mua sắm, không đi chơi cũng du lịch... Họ còn thường xuyên lôi kéo nữ chính tham gia nhưng cô kiên quyết từ chối mọi lời mời, cuối cùng thành công thi đỗ ngôi trường mơ ước.
Để đời sống tinh thần là một phần của cuộc sống chứ không chạy theo nó cả ngày.
Từ bộ phim này nhìn ra xã hội xung quanh, chúng ta ai cũng có một bộ phận bạn bè như vậy. Bọn họ luôn nói: "Khổ như vậy để làm gì? Học lắm có tác dụng gì đâu? Không phải cuối cùng vẫn lấy chồng sinh con cả sao? Công việc như thế rồi còn đòi hỏi gì nữa, cứ yên ổn mà sống không được à?"
Nhưng thực tế là gì? Nếu không chăm chỉ học tập, làm sao nữ chính có thể thi đậu đại học, làm sao có thể tìm ra mục tiêu cuộc đời của chính mình? Nếu hiện tại nhàn hạ, bạn sẽ bị tương lai hành hạ gấp chục lần. Mà càng giao du với những người lười biếng ham vui, bạn càng đánh mất chí tiến thủ, không còn động lực học hành, nỗ lực phấn đấu để đạt được thăng tiến sự nghiệp. Thậm chí, khi năng lực ngày càng thụt lùi và đánh mất cơ hội cạnh tranh, bạn còn bị người khác "dẫm đạp" không chùn bước.
Chính vì thế, là một người thông minh và đủ bản lĩnh, chúng ta không chỉ biết cách trân trọng thời gian của mình mà còn phải tránh xa những người rảnh rỗi, không cho họ cơ hội bóp chết ý chí và tương lai của bản thân.
Tài năng của bạn cũng giống như một con dao, càng mài càng sắc, càng để lâu càng hoen gỉ. Muốn làm nên việc lớn, đừng để thời gian trôi qua lãng phí mà hãy nắm chặt mọi cơ hội dù là nhỏ nhất, trân trọng từng giây phút nhỏ nhoi vì một khoảnh khắc cũng có thể làm ra thành tựu.