Lao động nước ngoài tại Việt Nam phải đóng BHXH bắt buộc
Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra lấy ý kiến Dự thảo Nghị định hướng dẫn về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, dự thảo đưa ra mốc thời gian áp dụng từ 1/1/2018.
- 13-04-2017BHXH Việt Nam giải thích về nguyên tắc đóng - hưởng lương hưu
- 10-04-2017Ai được hưởng chế độ BHXH một lần?
- 02-04-2017Vì sao chính sách BHXH Việt Nam hào phóng nhất thế giới nhưng số người tham gia vẫn thấp?
- 30-03-2017Phát triển BHXH không thể đứng ngoài xu thế chung
- 17-03-2017Tăng thêm 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/7/2017?
- 13-03-2017Đóng BHXH theo tổng thu nhập từ năm 2018
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất đối tượng là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc sẽ được thực hiện với cả 5 chế độ là: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Tương tự như BHXH bắt buộc cho lao động Việt Nam.
Người lao động nước ngoài đóng BHXH hàng tháng với mức đóng bằng 8% lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người sử dụng lao động nước ngoài phải đóng tối đa bằng 18% tháng lương trả cho người lao động, gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; tối đa 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Tiền lương tháng tính đóng BHXH gồm: Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.
Bên cạnh số lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng thì lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng đang tiếp tục tăng lên qua các năm. Theo quy định của một số nước thì việc áp dụng bảo hiểm xã hội đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng sẽ là mở cơ hội cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có cơ hội để được tiếp cận thêm các chế độ bảo hiểm xã hội của quốc gia mà người lao động đến làm việc.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam cũng như lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao do một số yếu tố như Hiệp định thương mại tự do, hội nhập khu vực, phát triển kinh tế, đô thị hóa, biến đổi khí hậu và dòng chảy tự do của lao động có tay nghề giữa các nước thành viên ASEAN.
Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là cần thiết.
Thời Đại