Lao theo cơn sốt bất động sản, người đàn ông đẩy cả gia đình vào cảnh bất an vì rút tiết kiệm hưu trí sớm, gửi lãi cao để chờ mua nhà: Tưởng khôn lanh nhưng quên mất điều này
Hình minh hoạ.
Vì sợ bỏ lỡ cơ hội mua nhà giá hời, người đàn ông đã vội vàng ra quyết định bất lợi cho cả gia đình.
- 12-06-2023Tài không đợi tuổi: Cậu bé 14 tuổi làm kỹ sư phần mềm công ty Elon Musk, học mầm non đã kể chuyện thời sự cho giáo viên
- 12-06-2023Từ chàng trai bán giày đến doanh nhân kiếm tiền tỷ, tất cả bắt nguồn từ thứ đồ “bỏ đi” nhà ai cũng có
- 12-06-2023'Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức cao vì các doanh nghiệp đã quá tham lam!'
Một người đàn ông giấu tên, 36 tuổi, tại Mỹ đã gửi câu chuyện mua nhà của mình cho trang MarketWatch để xin tư vấn.
Đặt mục tiêu mua được căn nhà đầu tiên, gia đình anh ngày ngày cùng nhau tiết kiệm. Tuy nhiên, lãi suất tại Mỹ trong thời gian gần đây tăng lên, khiến anh sợ bỏ lỡ cơ hội mua nhà giá cả phải chăng.
Trong cơn hoang mang, vào tháng 2/2023, anh đã vội vàng quyết định rút toàn bộ 26.000 USD tiền tiết kiệm trong quỹ hưu trí 401(k) rồi gửi vào một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao (3,75%).
Hiện họ đã chọn được một căn nhà với giá khoảng 200.000 USD và có dự định trích khoảng 18.000 USD số tiền để trả trước. Nhưng vấn đề lúc này mới bắt đầu phát sinh. Người đàn ông 36 tuổi bắt đầu phải xoay xở tiền thuế thu nhập và tiền phạt vì đã rút tiền
Anh sợ rằng quyết định của bản thân đã huỷ hoại tài chính của cả gia đình và kiếm không đủ tiền để trả thuế phí. Vì thế, anh tìm đến chuyên gia để xin trợ giúp.
Trước những lo lắng của người đàn ông, nhà tư vấn tài chính Alessandra Malito lưu ý điều đầu tiên là không được hoảng loạn, đặc biệt là khi giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền bạc.
Mặc dù hiểu được tâm lý muốn mua nhà trong thời điểm thị trường thuận lợi, nhưng chuyên gia Malito vẫn khuyên người đàn ông nên dành thời gian cho việc ổn định tài chính và tiết kiệm cho tương lai.
Vị chuyên gia liệt kê một số đầu việc anh cần làm như sau. Trước tiên là đánh giá xem gia đình anh sẽ phải trả bao nhiêu cho tiền thuế và tiền phạt. Sau đi đã sắp xếp xong, anh cần tính toán cẩn thận mọi khoản thu chi. Bản thân ngôi nhà và các chi phí liên quan khá tốn kém, chẳng hạn như bảo hiểm, đồ nội thất, sửa chữa hư hại…
Người đàn ông cũng nên liệt kê mọi sinh hoạt phí thiết yếu dự kiến trong 12 tháng tới và cộng tổng lại. Hai vợ chồng có thể cùng ngồi lại bàn bạc để tránh thiếu sót.
Tổng số tiền dự chi sau đó sẽ được đem so sánh với tổng thu nhập của gia đình, xem liệu họ có đang chi nhiều hơn thu hay không. Nhà tư vấn luôn ủng hộ sự cần bằng trong cuộc sống, nghĩa là mọi người không cần thắt lưng buộc bụng quá chặt, vì có thể sẽ bị phản tác dụng.
Nhưng cô cũng khuyên rằng nên tiết kiệm chừng nào có thể. Cả gia đình có thể lựa chọn những hoạt động giải trí ít tốn kém như đi dạo công viên, tham quan bảo tàng…
Chuyên gia khuyên người đàn ông nên dành một phần thu nhập để bổ sung vào khoản tiết kiệm hưu trí. Và số tiền này cần phải tách biệt với tài khoản tiết kiệm dùng cho lúc khẩn cấp. Anh cũng nên dành thời gian tìm hiểu về kế hoạch nghỉ hưu sau này.
Malito nhấn mạnh rằng tiền hưu trí không được bỏ ra để chi cho bất kỳ khoản nào. Anh có thể vay tiền mua nhà, vay tiền học đại học, nhưng không thể vay tiền để nghỉ hưu. Gia đình anh cần làm quen với ưu, nhược điểm của các loại tài khoản, từ đó tối đa hoá tiền tiết kiệm và đa dạng hoá các lựa chọn rút tiền khi về hưu.
Tóm lại, chuyên gia khuyên anh chỉ cần bình tĩnh sắp xếp lại mọi việc và lên kế hoạch cho tương lai. Vì anh còn 30-40 năm để tiếp tục làm việc kiếm tiền.
Tham khảo MarketWatch
Nhịp Sống Thị Trường