MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lão Tử đã dạy: Đời người không nên quan trọng thiệt - hơn, hãy quên đi lợi ích tạm thời để có được may mắn và tài lộc dài lâu

17-02-2021 - 21:49 PM | Sống

Lão Tử đã dạy: Đời người không nên quan trọng thiệt - hơn, hãy quên đi lợi ích tạm thời để có được may mắn và tài lộc dài lâu

Ở cái thời điểm mà tất cả tốt - xấu đều dựa trên đánh giá lợi ích thực tế, nếu không có lợi ích rõ ràng thì liệu có ai sẵn sàng làm hay không?

"Đạo Đức Kinh" là quyển kỳ thư đầu tiên về vũ trụ và nhân sinh do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Những giáo huấn của Lão Tử được nhiều người đánh giá là rất kỳ quặc nhưng cũng chính những triết lý thông qua các câu thơ súc tích trong quyển kinh này đã giúp ổn định tinh thần và khai sáng hàng triệu người trên thế giới.

Trong quyển "Đạo Đức Kinh" chương thứ 28 có ghi: Vật hoặc tổn chi nhi ích, hoặc ích chi nhi tổn, nghĩa là Vật có khi bớt đi mà lại tăng thêm, có khi tăng thêm mà hóa ra là bớt đi.

Con người chúng ta ngày nay, vô cùng thẳng thắn, tôi làm cho bạn bao nhiêu chuyện thì bạn phải làm ngược lại cho tôi bấy nhiêu, bạn nhờ tôi làm một chuyện, tôi luôn phải hỏi mình được lợi ích gì. Ở cái thời điểm mà tất cả tốt - xấu đều dựa trên đánh giá lợi ích thực tế, nếu không có lợi ích rõ ràng thì liệu có ai sẵn sàng làm hay không?

Câu nói của Lão Tử trong trường hợp này có nghĩa là: Tất cả sự vật, có lúc nghĩ là chịu thiệt nhưng hóa ra là được lợi, cũng có lúc được lợi nhưng thực tế là chịu thiệt.

Lão Tử đã dạy: Đời người không nên quan trọng thiệt - hơn, hãy quên đi lợi ích tạm thời để có được may mắn và tài lộc dài lâu - Ảnh 1.

Theo người Trung Quốc cổ đại, mọi thứ trên đời đều có âm dương, dương thịnh thì âm suy, âm thịnh thì dương suy. Mấu chốt ở đây không phải âm bao nhiêu, dương bao nhiêu mới thích hợp mà cân bằng âm dương với hợp nhất với Đạo của đất trời.

Có khi vì lợi ích nhất thời nhưng lại phá vỡ sự cân bằng âm dương, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định sau này. Có lúc chịu tổn thương tạm thời nhưng lại giúp duy trì sự cân âm dương, ngược lại sẽ thúc đẩy rất nhiều cho sự hòa hợp về sau.

Chính vì vậy mà các bậc hiền nhân từ nay không nhắc nhiều đến lợi ích mà thường xuyên nói đến sự may mắn và tài lộc. Mà may mắn và tài lộc chính là những tác động tích lũy lâu dài chứ không vì lợi ích và tổn thất hiện tại.

Do đó, người xưa tin rằng, muốn có may mắn và tài lộc thì cần có thời gian dài hạn, cần tích đức và làm việc thiện, trời đất sẽ "chăm sóc" bạn. Viên Liễu Phàm, một tác giả thời nhà Minh, đã viết: Mệnh do kỷ lập, phúc tự kỷ cầu (Số phận của mỗi người do bản thân của người đó tạo ra, phúc do bản thân tự đi tìm).

Cái gọi là "do bản thân tạo ra" này cũng hoàn toàn có nghĩa là do bản thân con người, nó nằm ở số trời. Mà số trời chính là "làm điều thiện". Nền tảng của "do bản thân tạo ra" chính là "đức", là "thiện".

Các thánh nhân khắp thiên hạ đều đồng tình với quan điểm này, họ tin rằng chân lý của con người chỉ có một, chỉ cần tích đức, làm việc thiện thì mới gặp nhiều may mắn và có phúc khí. Tích đức, làm việc thiện là cả một quá trình lâu dài, là sứ mệnh cả đời người.

Nguồn: Sohu, Baidu

Theo Hy Li

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên