Lập website giả danh ngân hàng để lừa đảo
Theo các chuyên gia công nghệ, trong các website giả mạo ngân hàng có chứa mã độc để đánh cắp mã OTP.
- 20-07-2022Nổi tiếng vì bảo vệ quyền riêng tư, nhưng trình duyệt DuckDuckGo bị phát hiện cho phép Microsoft theo dõi người dùng
- 20-07-2022Người mê tiền điện tử thường xuyên đến gặp các nhà tâm lý học
- 20-07-2022Singapore và Thái Lan siết chặt các chính sách liên quan đến tiền điện tử
Bên cạnh những chiêu thức lừa đảo truyền thống như việc giả danh nhân viên ngân hàng thì thời gian gần đây nổi lên một thủ đoạn đó là tạo lập các website, fanpage giả danh các ngân hàng để lừa đảo.
Theo các chuyên gia công nghệ, trong các trang giả mạo này chứa mã độc để đánh cắp mã OTP.
Như trường hợp của anh Lê Quý Thiện (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã thoả thuận cho thuê nhà qua mạng với một người tự xưng là Nhung. Sau khi thống nhất người phụ nữ đồng ý trả tiền trước và yêu cầu anh Thiện muốn lấy tiền thì phải click vào đường link có giao diện, thông tin giống với một ngân hàng. Sau khi click vào đường link, số tiền 35 triệu đồng trong tài khoản của anh Thiện cũng đã bị chuyển đi.
“Khi nhập mã xác nhận OTP, tôi thấy có một lệnh chuyển tiền. Thấy lạ, tôi mới gọi lên tổng đài của ngân hàng yêu cầu khoá tài khoản lại, tôi nghĩ thế là được rồi. Nhưng một lúc sau số tiền trong tài khoản của mình vẫn bị chuyển đi”, anh Lê Quý Thiện cho biết.
Tinh vi hơn là trường hợp sau khi nhận được một cuộc gọi tự xưng là người chuyển nhầm tiền vào tài khoản, muốn được xin lại số tiền, đối tượng đã gửi link giả mạo ngân hàng. Sau khi thực hiện các thao tác hướng dẫn, một người phụ nữ đã mất gần 200 triệu đồng.
“Nếu khách hàng chú ý quan sát địa chỉ của website lừa đảo đều không có tên miền giống như tên miền mà các website chính thức của ngân hàng”, ông Nguyễn Thành Long - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng VP Bank khuyến nghị.
Thống kê 6 tháng đầu năm, Hệ thống giám sát, dự đoán và ngăn chặn tấn công mạng phát hiện 1,4 triệu website, đường link chứa mã độc, trong đó ngành ngân hàng chiếm trên 40%. Theo các chuyên gia công nghệ khi các ngân hàng tập chung nâng cao công tác bảo mật thì nhóm tội phạm chuyển hướng tấn công người dùng
Cùng theo các chuyên gia sau khi chiếm đoạt tiền, tội phạm thường chia nhỏ số tiền và chuyển lòng vòng qua các ngân hàng khác nhau, sử dụng nhiều tài khoản không chính chủ để rút tiền. Máy chủ của các đối tượng được đặt tại nước ngoài nên khiến việc đấu tranh của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.
VTV