Lấy ý kiến về quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu
Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Petrolimex xây dựng dự thảo lấy ý kiến về Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
- 25-08-2016Dự trữ xăng dầu Mỹ cao kỷ lục, giá dầu giảm mạnh
- 31-05-2015PVN thắng kiện vụ tranh chấp phân chia sản phẩm dầu khí
- 26-11-2010Thành lập DN liên doanh phân phối sản phẩm lọc hoá dầu Nghi Sơn
Theo đó, đối tượng quy hoạch hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu bao gồm: Dự trữ nhà nước, dự trữ sản xuất và dự trữ thương mại (kể cả các kho ngoại quan xăng dầu); Không quy hoạch các kho của lực lượng vũ trang (quân đội, công an) cung cấp xăng dầu trong nội bộ ngành. Phạm vi của Quy hoạch trên cả nước gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy hoạch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Phương pháp lập quy hoạch là sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, kế thừa, chuyên gia. Tiến độ thực hiện đề án từ tháng 5.2015 đến tháng 11.2016.
Theo dự thảo, Quy hoạch hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam và xu hướng phát triển của thị trường xăng dầu trong nước.
Phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam nhằm bình ổn thị trường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong nước, ổn định năng lực sản xuất của các nhà máy lọc hóa dầu, bảo đảm an ninh năng lượng. Giảm thiểu các tác hại đối với nền kinh tế trong trường hợp nguồn cung dầu thô và sản phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới có sự giảm bất thường và góp phần tăng hiệu quả kinh tế nhất định trong trường hợp giá dầu trên thế giới tăng đột biến. Phát huy tối đa khả năng của các loại hình dự trữ, đồng thời có thể ứng cứu nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp. Hoạch định chính sách dự trữ phù hợp theo từng giai đoạn phát triển Kinh tế - Xã hội; Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư, kinh doanh và tính đến yếu tố hội nhập của nền kinh tế.
Quy hoạch hệ thống dự trữ xăng dầu còn phải tính nhu cầu xây dựng bổ sung hệ thống kho cảng xăng dầu (quy mô, công suất, địa điểm) trên phạm vi cả nước và các vùng cung ứng trong giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035; Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và phòng cháy, chữa cháy của toàn hệ thống; định hướng cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai các dự án đầu tư xây dựng kho cảng xăng dầu, nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp.
Từ năm 2025, tổng quy mô hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam cần đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA).
Lao động