MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lễ hội mua sắm cuối năm: Doanh nghiệp hốt bạc tỷ nhờ chuẩn bị hạ tầng website đáp ứng lượng truy cập khổng lồ

08-01-2022 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Lễ hội mua sắm cuối năm: Doanh nghiệp hốt bạc tỷ nhờ chuẩn bị hạ tầng website đáp ứng lượng truy cập khổng lồ

Mùa lễ hội mua sắm cuối năm đang chứng kiến sự thống lĩnh của hình thức mua sắm trực tuyến. Đây là thời điểm hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội phục hồi hậu suy thoái cho các doanh nghiệp. Song đi kèm với đó là những thách thức lớn.

Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, giao dịch trực tiếp bị đứt gãy tạo cú hích cho mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc lên ngôi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt đang hướng đến chi tiêu hiệu quả, thông minh, thông qua việc lựa chọn mua hàng trực tuyến vào các dịp ưu đãi. Dữ liệu từ iPrice Group cho thấy, tổng lượt truy cập web của các nền tảng mua sắm trực tuyến trên khắp Đông Nam Á đã tăng trong nửa đầu năm 2021 so với năm trước. Trong nửa đầu năm nay, lượng truy cập web trung bình vào các nền tảng thương mại điện tử đạt 4 triệu lượt, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguy cơ bốc hơi doanh thu do website quá tải

Mùa lễ hội, mùa mua sắm cuối năm đang đến gần - mùa vàng của những ưu đãi sâu và các chiến dịch kích cầu chuẩn bị bùng nổ. Đây không chỉ là cơ hội để người tiêu dùng tận hưởng cơ hội mua sắm với mức ưu đãi hấp dẫn mà còn là thời cơ để các thương hiệu, nhà bán hàng trực tuyến tăng tốc, thúc đẩy doanh số sau cơn càn quét của đại dịch. Tuy nhiên, song song với đó là thách thức lớn cho doanh nghiệp bởi quy mô của chiến dịch khuyến mãi tỉ lệ thuận với những rủi ro đi kèm. Có rất nhiều những sự cố xảy ra trong đó điển hình là bài toán website quá tải, ứng dụng tắc nghẽn do quá nhiều người truy cập cùng lúc. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới trải nghiệm dịch vụ của khách hàng mà còn khiến doanh thu bốc hơi tàn khốc.

Lễ hội mua sắm cuối năm: Doanh nghiệp hốt bạc tỷ nhờ chuẩn bị hạ tầng website đáp ứng lượng truy cập khổng lồ - Ảnh 1.

Lễ hội mua sắm 11/11 vừa qua đã ghi nhận sức mua tăng cao của người tiêu dùng. Trên các sàn thương mại điện tử, các website mua sắm trực tuyến rầm rộ tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi khủng. Chiêu thức áp dụng giảm giá theo khung giờ đã tạo được tâm lý chờ đợi săn sale trước "giờ G" vô cùng sôi nổi. Vì vậy chỉ trong vài phút đầu mở bán, hàng triệu sản phẩm đã được chốt đơn. Theo ghi nhận, trong thời điểm mở bán hai giờ đầu tiên của ngày 11/11, đã có hiện tượng bị nghẽn mạch ở khâu thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử, không ít đơn hàng bị treo hoặc phải thực hiện nhiều lần mới thành công. Nhiều khách hàng cảm thấy bức xúc khi mất công săn sale theo khung giờ giảm giá nhưng cuối cùng vẫn "trắng tay".

Chị Hải Yến, một nhân viên văn phòng chia sẻ: "Tôi canh đúng 0 giờ ngày 11/11 để săn sale nhưng website liên tục bị nghẽn, không thêm vào giỏ hàng được. Khi đặt được hàng, đến lúc thanh toán thì đã quá giờ vàng, hết giá ưu đãi. Thực sự rất nản!"

Còn nhớ, "đại gia bán lẻ" Amazon đã khiến người tiêu dùng toàn cầu được một phen "chưng hửng" vì website bị tê liệt do lượng người truy cập quá đông vào lễ hội mua sắm năm 2018. Sự cố này ước tính đã bốc hơi khoảng 99 triệu USD.

Khách hàng ngày càng kỳ vọng có một trải nghiệm mua hàng liền mạch – bất kể họ đang ở đâu, sử dụng thiết bị nào hay cách mà họ chọn để mua sắm. Trái lại, nỗi thất vọng của khách hàng sẽ trở nên lớn hơn khi quá trình mua hàng trở nên khó khăn, phải chờ đợi khi ứng dụng bị treo, website bị sập.... Do đó, doanh nghiệp thường không thể khắc phục kịp thời trong những tình huống này nếu không có sự chuẩn bị trước. Kết quả là sẽ tạo những trải nghiệm cực kỳ tệ khiến khách bực bội và khó chịu, rời bỏ website và có thể sẽ lựa chọn đối thủ của bạn. Khi đó, không chỉ doanh thu bốc hơi mà danh tiếng của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài việc người dùng ngày càng trở nên "khó tính", một yếu tố quan trọng chính là thị trường hiện nay đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt khi các thương hiệu đã bắt đầu chuyển đổi số, tận dụng lợi thế công nghệ để tối ưu trải nghiệm khách hàng hơn nữa trên từng điểm chạm.

Nhiều khách truy cập mua hàng trong chiến dịch sale báo hiệu một mùa bội thu doanh số tuy nhiên kéo theo là bài toán tối ưu trải nghiệm người dùng, đảm bảo kênh bán hàng trực tuyến vận hành ổn định

Đây cũng là trăn trở của anh Tùng, founder của một thương hiệu mẹ và bé. Anh chia sẻ, để khởi động cho lễ hội mua sắm online năm ngoái, anh đã mở màn bằng chương trình flash sale giờ vàng giảm giá nhưng website và ứng dụng đều bị tắc nghẽn hàng tiếng đồng hồ do server quá tải. Mặc dù đã chuẩn bị tiếp nhận lượng truy cập (traffic) cao gấp 2-3 lần so với bình thường nhưng thực tế mức truy cập đã vọt lên gấp 5-6 lần, vượt xa khỏi tầm kiểm soát. Sự cố sập website đã khiến rất nhiều người tiêu dùng online bỏ lỡ cơ hội vàng để sở hữu sản phẩm yêu thích với mức ưu đãi hấp dẫn. Ngay sau đó, rất nhiều khách hàng đã để lại những lời phàn nàn, chỉ trích, thậm chí lên tiếng tẩy chay thương hiệu của anh Tùng vì họ phải đợi hàng giờ để đặt hàng online nhưng không thành công.

Anh Tùng cho biết, ở điều kiện bình thường server chỉ chịu tải được 4.000 lượt truy cập. Nhưng khi chạy chương trình ưu đãi, mức truy cập chạm tới hơn 20.000, cao gấp 5 lần. Đây là những giai đoạn cao điểm và gây căng thẳng cho server, dẫn đến website/ứng dụng giật lag, ì ạch. Càng nhiều traffic đồng thời website sẽ cần càng nhiều tài nguyên hơn để phục vụ lượng request khổng lồ. Ngoài các thời điểm này, lưu lượng truy cập lại trở về bình thường, lúc này cần thu hẹp tài nguyên lại để tiết kiệm chi phí. Do đó, việc lựa chọn hạ tầng máy chủ đáp ứng được các tiêu chí: tính sẵn sàng cao, có khả năng tăng giảm tài nguyên đáp ứng lượng truy cập tăng giảm đột ngột là vô cùng cần thiết.

Lễ hội mua sắm cuối năm: Doanh nghiệp hốt bạc tỷ nhờ chuẩn bị hạ tầng website đáp ứng lượng truy cập khổng lồ - Ảnh 2.

Sau sự cố trên, anh Tùng đã cân nhắc rất nhiều và quyết định chuyển sang dùng máy chủ đám mây Bizfly Cloud Server thay cho máy chủ vật lý truyền thống đang sử dụng. Với lượng tài nguyên dự phòng lớn, Bizfly Cloud Server cho phép mở rộng gần như ngay lập tức, giúp website hoạt động ổn định ngay cả khi có lưu lượng truy cập tăng đột biến. Ngoài ra, tính năng Auto Scaling được tích hợp sẵn vào Bizfly Cloud Server là yếu tố khiến anh "gật đầu" với giải pháp Cloud thông minh này. Auto Scaling liên tục giám sát và tự động điều chỉnh số lượng máy chủ để đảm bảo đáp ứng đầy đủ tài nguyên cho website luôn hoạt động ổn định khi cao điểm và giảm công suất trong thời gian thấp điểm để tối ưu chi phí mà không cần nhân sự chuyên môn vận hành. Auto Scaling là tính năng lý tưởng cho các website hay ứng dụng thường xuyên có các giai đoạn cao điểm như các dịp flash sale, giờ vàng giảm giá, các chương trình ưu đãi mùa lễ hội,…

Nhờ chuẩn bị hạ tầng mạnh mẽ và linh hoạt, website của anh Tùng đã ứng biến kịp thời với lượng khách hàng truy cập vào website trong lễ hội mua sắm trực tuyến cuối năm. Website vận hành trơn tru và ổn định, khách hàng mua sắm được thuận tiện và nhanh chóng đã giúp anh Tùng không chỉ nâng tầm uy tín thương hiệu mà còn bứt phá doanh thu khủng sau mùa mua sắm trực tuyến này.

Độc giả quan tâm giải pháp máy chủ ảo thông minh, các giải pháp hạ tầng do Bizfly Cloud cung cấp và có nhu cầu tư vấn, dùng thử có thể tham khảo thêm tại: https://bizflycloud.vn/

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên