Lệnh trừng phạt liên hoàn của phương Tây bóp nghẹt nguồn tiền thay thế USD và euro, quốc gia chủ tịch luân phiên của BRICS chật vật giải quyết vấn đề thanh khoản
Các ngân hàng nước này đang cạn kiệt đồng nhân dân tệ. Điều đó buộc các công ty phải trả nhiều tiền hơn để tiếp cận đồng tiền này.
- 14-08-2024Nga lại gặp trở ngại lớn: Gần như toàn bộ các ngân hàng của Trung Quốc từ chối giao dịch, các khoản tiền bị 'đóng băng' suốt gần 1 tháng
- 14-08-2024Trung Quốc đạt kỷ lục 100 tỷ bưu kiện trong thời gian nhanh chưa từng có, trung bình 1 giây chuyển 5.144 gói hàng, không hổ danh thị trường TMĐT lớn nhất thế giới
- 14-08-2024Quan chức Fed bác bỏ khả năng suy thoái, dự báo cắt giảm lãi suất vào cuối năm
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đồng nhân dân tệ khiến Nga – Chủ tịch luân phiên của khối BRICS - phải áp dụng phương pháp tốn kém hơn để đảm bảo lượng tiền cần thiết.
Trong bối cảnh phương Tây áp lệnh trừng phạt, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là phương tiện thanh toán chính của nền kinh tế Nga. Song, những hạn chế mới của Mỹ trong mùa hè này đã buộc một số ngân hàng Trung Quốc phải cắt đứt mối quan hệ, gây khó khăn thêm cho các vấn đề thanh toán giữa Moscow và Bắc Kinh.
Khi tình trạng thiếu hụt thanh khoản đồng nhân dân tệ tăng gấp đôi, các công ty Nga ngày càng phụ thuộc vào các giao dịch hoán đổi đồng nhân dân tệ do Ngân hàng Nga cung cấp. Nhưng việc vay đồng nhân dân tệ theo cách này sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn.
Điều này không ngăn được giao dịch hoán đổi đồng nhân dân tệ tăng vọt. Khối lượng vay hoán đổi bình quân hàng ngày đã tăng lên 20 tỷ nhân dân tệ trong tháng này, gấp đôi mức 10 tỷ nhân dân tệ vào tháng 6.
Ngày 12/6, Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt nhắm vào hơn 300 cá nhân và tổ chức ở Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Mục đích nhằm gia tăng rủi ro với các tổ chức tài chính hỗ trợ nền kinh tế Nga và loại bỏ những con đường né tránh lệnh trừng phạt, đồng thời làm giảm khả năng Nga được hưởng lợi từ nước ngoài. Lệnh trừng phạt mới này liên quan đến nhiều thực thể của Trung Quốc, vì Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại lớn của Nga sau cuộc xung đột tại Ukraine năm 2022.
Nhưng thậm chí trước khi gói trừng phạt mới có hiệu lực vào mùa hè năm nay, các ngân hàng Trung Quốc đã dừng thanh toán bằng nhân dân tệ với Nga vì lo ngại phản ứng của phương Tây. Xu hướng này chỉ tăng mạnh vào tháng 6 và các nhà xuất khẩu Nga hiện đang gặp khó khăn trong việc thanh toán.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn có thể còn nhiều kế hoạch hơn cho Trung Quốc. Tháng trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết rằng các lệnh trừng phạt mới có thể nhắm vào các đại lý Trung Quốc chưa chấm dứt hỗ trợ cho Nga.
Trớ trêu thay, các lệnh trừng phạt của tháng 6 lại càng nâng tầm quan trọng của đồng nhân dân tệ ở Nga. Vì sở giao dịch chính của nước này tuyên bố không giao dịch bằng USD và euro từ ngày 13/6.
Carnegie Russia Eurasia Center lập luận rằng Trung Quốc và Nga sẽ tìm cách vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây. Các hạn chế nên được áp dụng sớm hơn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hiện tại, khi thanh khoản suy yếu, các công ty Nga có xu hướng chuyển sang các nước thuộc Liên Xô cũ để thanh toán.
BRICS là một khối bao gồm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Vào ngày 1/1/2024, năm thành viên mới chính thức gia nhập BRICS bao gồm Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê Út và Ethiopia. Ngày 2/1/2024, Nga đã đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên một năm của BRICS.
Theo MI
Nhịp Sống Thị Trường