Lịch sử cho thấy không có gì đáng ngạc nhiên khi Phố Wall trượt dốc
Phố Wall đang có một trong những sự khởi đầu năm tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ, và các nhà đầu tư hy vọng ‘đen đủi’ nhanh chóng kết thúc có thể sẽ thất vọng bởi lịch sử chứng minh những gì đang diễn ra mang tính quy luật.
- 23-01-2022Rút tiền gửi, đầu tư chứng khoán: Một doanh nghiệp BĐS sở hữu hàng trăm tỷ đồng cổ phiếu SHB và TCB, danh mục có cả FLC và VHM
- 15-01-2022Thống đốc NHNN: Không chủ quan với lạm phát, sẽ kiểm soát chặt tín dụng vào bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Thống kê cho thấy Phố Wall giảm điểm vào đầu năm mới không phải là chuyện hiếm. Nghiên cứu cho thấy rằng trong những năm mà chỉ số này điều chỉnh giảm ít nhất thì mức giảm của năm tiếp theo luôn sâu hơn và lợi nhuận luôn thấp hơn, đôi khi là âm.
Và sự khởi đầu của năm 2022 đúng theo mô hình đó, mặc dù còn 11 tháng nữa để thị trường có thể chứng minh sự hồi phục và kết thúc ở mức tăng như thường lệ, bao gồm cả những năm liền sau những đợt điều chỉnh nhỏ.
Phố Wall vừa trải qua tuần giảm điềm tồi tệ nhất trong vòng hơn một năm qua. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 4,6% trong tuần qua, xuống 34.265,37; trong khi S&P 500 giảm 5,7% kể từ thứ Ba (18/1) xuống 4.397,94, kéo dài chuỗi ngày giảm giá lên 3 tuần liên tiếp; chỉ số tổng hợp Nasdaq của các công ty công nghệ cũng giảm 7,6% trong tuần, xuống 13.768,92.
Đáng chú ý, đà giảm mạnh hơn 20% của cổ phiếu Netflix châm ngòi cho làn sóng bán tháo ở nhóm cổ phiếu công nghệ, khiến chỉ số Nasdaq Composite mất 2% trong phiên 21/1, khép lại tuần giao dịch "thảm hại" nhất của chỉ số này kể từ tháng 10/2020. Chỉ số S&P 500 cùng phiên cũng mất 1,9%, xuống 4.397,94 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq mất 2,7%, xuống 13.768,92 điểm.
Năm ngoái, mức điều chỉnh lớn nhất của S&P 500 là 5,2% trong tháng tính đến ngày 4 tháng 10, đưa kỷ lục đó vào danh sách 10 mức giảm sâu nhất kể từ năm 1950. 10 kỷ lục giảm đó trải dài trong khoảng 2,5-5,8%.
Theo Truist Advisory Services, mức trung bình của các khoản rút vốn này là 4% và tổng lợi nhuận trung bình của chỉ số trong những niên năm dương lịch đó là 29%, gần giống như năm 2021.
Những gì xảy ra vào năm sau có tính quy luật. Mức trung bình của đợt giảm giá lớn nhất là 13%, với mức giảm từ 6% đến 27% và tổng lợi nhuận trung bình chỉ 7%. Con số này sẽ thấp hơn mức dự báo tăng trưởng thu nhập năm 2022 – được dự báo là 8,6%.
Các mức giảm và lợi nhuận của S&P 500 ở những năm tiếp theo sau năm chỉ số này giảm sâu.
Mức giảm trong từng năm so với lợi nhuận ở năm dương lịch đó.
Ryan Detrick, người phụ trách mảng chiến lược gia thị trường thuộc công ty LPL Financial, lưu ý rằng mức tăng giá trung bình của chỉ số S&P 500 trong năm liền sau của năm có những đợt điều chỉnh nhỏ chỉ là 4,3%.
Trong ba tuần đầu tiên của tháng 1/2021, S&P 500 đã giảm 6,5%, mức giảm mạnh hơn so với mức giảm mạnh nhất của năm 2021.
Keith Lerner, đồng giám đốc đầu tư của Truist, cho biết: "Mặc dù điều đó gây cảm giác rất tồi tệ, nhưng đó thực sự là bình thường".
Phố Wall đang phải đối mặt với sức ép từ sự thay đổi mạnh mẽ về triển vọng lãi suất của Mỹ tăng, khi lạm phát đang ở mức cao nhất trong vòng 40 năm – là 7%, và các quan chức Fed phát tín hiệu rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng hành động mạnh mẽ.
Ông Lerner không mất niềm tin vào sự phục hồi của S&P 500. Ông lưu ý rằng S&P 500 tăng 85% vào thời điểm nền kinh tế đang tăng trưởng và với GDP của Mỹ dự kiến sẽ tăng 4% trở lên trong năm nay, nguy cơ suy thoái là thấp.
Con đường gập ghềnh
Mặc dù quy luật như vậy, nhưng các dấu hiệu cảnh báo hiện đang ‘nhấp nháy’. Mức độ biến động đang gia tăng, biên độ dao động của S&P 500 hàng ngày tăng lên và thị trường đang sụp đổ bất kể lợi suất trái phiếu tăng hay giảm.
Đối với lĩnh vực công nghệ, những áp lực đó còn tăng gấp đôi, với chỉ số Nasdaq giảm 10,5%.
Thứ Năm (20/1) đánh dấu lần đầu tiên trong hơn 20 năm, chỉ số Nasdaq tăng hơn 1% trong một ngày, nhưng những ngày liền kề sau đó kết thúc giảm cũng hơn 1%, thống kê từ Bespoke Investment Group cho thấy.
Những hiện tượng này có thể sẽ còn tiếp diễn chừng nào nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn xung quanh vấn đề thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ vẫn còn tồn tại.
Các thị trường dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất 4 lần trong năm nay, bắt đầu từ tháng 3, mỗi lần tăng 0,25 điểm phần trăm. Thậm chí bắt đầu xuất hiện dự báo Fed sẽ nâng lãi suất tới 5 lần.
Chứng khoán Mỹ giảm sâu.
Dự đoán của các tổ chức có sự khác biệt một chút. Khảo sát của Bank of America đã thu hút được 329 người tham gia – những người quản lý các quỹ toàn cầu có trị giá tổng cộng khoảng 1,1 nghìn tỷ USD. Gần 20% trong số những người tham gia khảo sát dự đoán Fed sẽ có 4 đợt tăng lãi suất trong năm nay. Tỷ lệ những người dự đoán Fed sẽ chỉ tăng lãi suất 2 lần cao hơn so với những người dự đoán tăng 4 lần.
Theo James Bianco, chủ tịch của Bianco Research LLC, điều đó cho thấy sự điều chỉnh (giảm giá) trên thị trường chứng khoán vẫn chưa kết thúc.
"Các tổ chức đầu tư nhìn chung vẫn không cho rằng lạm phát là một vấn đề đáng lo ngại thực sự. Và đó là ‘vấn đề’ của Phố Wall", ông Bianco nói, và thêm rằng một số động thái của thị trường tuần qua, dù hiếm hoi, đã cho thấy quan điểm đó. Đó là việc chỉ số S&P 500 hôm thứ Năm (20/1) có lúc đã tăng tới 1,53%, dù kết thúc phiên chìm trong sắc đó khi giảm 1,1%. Trong lịch sử, từ giữa năm 2009 đến nay, chỉ có 5 ngày chỉ số này tăng hơn 1,5% trong một ngày, và cả 5 ngày đó đều chứng kiến phiên tiếp theo giảm hơn 1%. Hai trong số 5 phiên đó là vào tháng 3 năm 2020, trong vụ sập sàn đầu tiên do Covid-19 gây ra.
Tất nhiên, S&P 500 kết thúc năm đó với mức tăng 16%, nhưng đó là một chuyến đi không hề suôn sẻ. Năm nay dự đoán thị trường cũng sẽ có vô vàn những ‘gập ghềnh’.
Tham khảo: Reuters