Liên tục tăng phi mã, S&P 500 đang ở ngưỡng "nguy hiểm"
S&P 500 tăng lần thứ 7 trong 8 tuần ngay cả khi triển vọng doanh thu sụt giảm. Hiện tại, nó đang ở ngưỡng mà những lần tăng trước đó chứng kiếm sự sụp đổ tồi tệ.
- 14-02-2019'Chứng khoán Trung Quốc sẽ tăng trưởng vượt Mỹ trong năm Kỷ Hợi'
- 11-02-2019Trung Quốc giao dịch trở lại sau nghỉ tết, chứng khoán châu Á đìu hiu
- 01-02-2019Chứng khoán Mỹ kết thúc tháng 1 với diễn biến đầy khởi sắc
- 26-01-2019Nguy cơ chứng khoán bị bán tháo nếu Trung Quốc không hành động đủ
- 18-01-2019Vụ kiện đầu tiên Triệu Vy thua vì gian lận chứng khoán: Số tiền bồi thường là bao nhiêu?
Quý trước, chứng khoán Mỹ gặp khó bao nhiêu thì sự phục hồi của nó trong năm mới lại mạnh mẽ bấy nhiêu. Tuy nhiên, một cảnh báo đã được đưa ra khi S&P 500 đang quen với việc tăng trưởng mạnh mẽ: Đây chính là mốc mà những lần tăng trước đó hứng chịu mức sựt giảm tồi tệ.
Trong khi định giá trở nên kém hiệu quả để ra quyết định mua bán cổ phiếu, có bằng chứng cho rằng thị trường buộc phải đi xuống khi đạt 2.800 điểm. Ngưỡng này chỉ còn cách 25 điểm so với hiện tại sau khi S&P 500 trải qua mức tăng lên tới 18% kể từ Giáng sinh năm ngoái. Đáng ngại hơn, đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra ngay cả khi ước tính lợi nhuận doanh nghiệp năm 2019 thấp đi trông thấy. Sẽ thực sự khó khăn để tiếp tục tăng trưởng khi nền móng quá yếu.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là niềm tin sẽ giúp thị trường tăng trưởng được đến lúc nào? Một số người cho rằng đó chính là lúc này.
Chris Gaffney, chủ tịch mảng Thị trường thế giới của TIAA Bank, cho rằng: "Bạn sẽ thấy các yếu tố cơ bản hỗ trợ thị trường tăng trưởng và chúng không phải là tuyệt vời ở thời điểm hiện tại. Nó thực sự nguy hiểm".
Kể từ tháng 10, S&P 500 đã có 3 lần lao dốc khi đạt ngưỡng 2.800 điểm. Hiện tại, mức P/E của thị trường đang là 16,5 lần. So với mức trung bình của 5 năm qua, một số nhà phân tích cho rằng cổ phiếu đã trở nên đắt đỏ.
Điều tồi tệ nhất của đợt tăng trưởng này chính là ước tính thu nhập của các doanh nghiệp tiếp tục giảm xuống. Sau một trong những năm có tăng trưởng doanh thu đạt kỷ lục, các công ty dự kiến sẽ tăng trưởng âm so với năm trước trong quý đầu năm 2019. Đó sẽ là lần đầu xảy ra điều tương tự trong 3 năm qua. Tăng trưởng lợi nhuận trong 2 quý tới sẽ rất không đáng kể.
"Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đang nói ‘Liệu tôi có nên trả trên mức P/E trung bình khi không chắc rằng E sẽ được duy trì như mức hiện tại’. Khi bạn có một thị trường tăng mạnh trong 6 tuần, mọi người sẽ lo lắng khi nó tiến gần tới mức kháng cự", Matt Maley, chiến lược gia tài sản của Miller Tabak + Co., chia sẻ.
Nhiều chuyên gia thị trường cũng cảnh báo 2.800 là mốc rất quan trọng. Suốt thời gian qua, mốc này từ 2 lần bị phá với 2.810 trong tháng 10 và 2.814 trong tháng 11 nhưng kết cục không thực sự tốt đẹp. Thị trường sẽ phải vượt qua con số này trước khi có thể chạy tới một mốc cao hơn. Chỉ có việc thị trường đóng cửa vượt xa mốc kháng cự 2.800 đến 2.815 điểm mới khiến các nhà đầu tư thực sự yên tâm. Trên thực tế, khó có thể thấy điều đó xảy ra trong ngắn hạn.
Dẫu vậy, S&P 500 cũng đã tăng 6,9% trong năm tuần kể từ khi bắt đầu mùa báo cáo doanh thu, khởi đầu tốt nhất cho bất cứ mùa báo cáo nào kể từ quý 3/2014. Dù FED có lập trường ôn hòa hơn với chính sách lãi suất và những dấu hiệu tích cực từ chiến tranh thương mại nhưng nhiều chuyên gia thị trường cho rằng nó vẫn chưa đủ để hỗ trợ thị trường. Hiện tại, doanh số bán lẻ ở Mỹ đang giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu tăng cao hơn so với ước tính.
"Đừng để bị cuốn vào đà tăng giá. Số liệu chưa được cải thiện và nó sẽ khó lòng được cải thiện trong 2 hoặc 3 quý tới và điều đó sẽ tạo ra những sự không chắc chắn khi giao dịch ở khu vực 2.750-2.800 điểm", Mike Wilson, chiến lược gia thị trường của Morgan Stanley, nhận định.