Cận cảnh sản xuất, pha chế cà phê giá nghìn đô ở Đà Lạt
Tại Việt Nam, cà phê chồn có giá cao nhất là 64 triệu đồng, thấp nhất là 15 triệu đồng/kg. Loại “đúng đạt” được bán tại cơ sở sản xuất là 20 triệu đồng/kg.
- 04-01-2014Thực hư câu chuyện cà phê đội lốt cà phê chồn tại Đà Lạt?
- 28-11-2013Cà phê chồn: Huyền thoại và hiện thực
- 26-11-2013'Giải mật' cà phê chồn - Thức uống đắt nhất hành tinh làm từ đồ phế thải
- 28-10-2013Cận cảnh trang trại cà phê chồn 42 tỷ đồng tại Đà Lạt
- 26-08-2013Đến 1 trong những trang trại cà phê chồn lớn nhất Việt Nam: Vừa xem, vừa uống
Thế giới đã công nhận cà phê arabica Đà Lạt (được trồng ở độ cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển với nhiệt độ trung bình trên dưới 18 độ C), với 2 dòng chính là catimo và moka là sản phẩm cà phê đứng đầu thế giới.
Một ngày cận tết Giáp Ngọ 2014, chúng tôi đã thâm nhập vào “thế giới cà phê chồn” để phần nào hiểu được kỹ nghệ cà phê chồn số một thế giới hiện nay.
Đến nay, Đà Lạt chỉ có một cơ sở nuôi chồn để sản xuất cà phê chồn là cơ sở của ông Nguyễn Quốc Minh
Trang trại hiện có 139 con chồn (giống cầy vòi hương châu Á) được nuôi để lấy nhân cà phê .
Ở Đà Lạt, người nuôi cho chồn ăn thứ cà phê arabica đứng đầu thế giới để lấy nhân. Từ đó chế biến thành thứ thức uống hạng sang số một thế giới hiện nay quả là một “thú chơi” có một không hai trên thế giới!
Cầy vòi hương cũng có thể tự đi ăn trong vườn cà phê.
Cầy vòi hương chỉ lựa những hạt cà phê chín đỏ để ăn.
Sau khi ăn, chúng thải ra thứ nguyên liệu “hấp dẫn nhất thế giới”.
Sau khi rửa sạch, thứ nguyên liệu đó được cho vào máy xay.
Khách hàng chứng kiến việc rang xay cà phê chồn tại chỗ.
Pha chế cà phê chồn quả là một kỳ công.
Cà phê được nấu chín bằng cồn.
Cà phê chồn đã chín.
Chế cà phê ra ly.
Ngửi cà phê là công đoạn không thể thiếu trong “quy trình” thưởng thức cà phê chồn.
Nhấp nháp từng ngụm nguyên chất (không đường, không sữa, không đá).
Hạt cà phê catimo và moka là thứ thức ăn ưa thích của cầy vòi hương
Chơi đùa với du khách
Cả tập thể thưởng thức cà phê chồn