Thành phố cổ Triều Tiên được công nhận di sản thế giới
Những lăng mộ, pháo đài và một ngôi trường 1.000 năm tuổi tại thành phố Kaesong của CHDCND Triều Tiên là các công trình kiến trúc cổ vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới hôm 23-6.
- 13-06-2013Khám phá công xưởng nghệ thuật lớn nhất thế giới ở Triều Tiên
- 04-06-2013Người Triều Tiên bắt đầu đeo huy hiệu Kim Jong Un
- 27-05-2013Cuộc sống của người đàn ông Mỹ đào thoát sang Triều Tiên
- 24-05-2013Triều Tiên phân chia 'đẳng cấp' như thế nào?
- 18-04-2013Chuyện tình của 3 nhà lãnh đạo Triều Tiên
- 14-04-2013Ngắm 'Las Vegas' của Triều Tiên
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết 12 di tích tại thành phố Kaesong có từ triều đại Koryo (918-1392) lần đầu tiên được công nhận là di sản “mang nhiều giá trị về mặt chính trị, văn hóa, giáo dục và tâm linh”.
Chiếc cổng Kaesong Namdae phủ đầy màu xanh tại thành phố Kaesong. Ảnh: AP
Hình ảnh di chỉ cung điện Manwoldae trong thành phố cổ Kaesong. Ảnh: AP
Lăng mộ vua Kongmin tại Kaesong. Ảnh: AP
Du khách lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh về chiếc cầu Sonjuk ở Kaesong. Ảnh: AP
Một tòa nhà tọa lạc trong khuôn viên trong học việc Songkyongkwan 1.000 năm tuổi. Ảnh: AP
Những mái nhà cổ đều tăm tắp ở Kaesong. Ảnh: ARCHAEOLOGY.ORG
Ca ngợi “giá trị vượt bậc” của Kaesong, UNESCO khẳng định các di tích này “là bằng chứng đặc biệt cho nền văn minh Koryo, chứng tích của thời kỳ Phật giáo nhường chỗ cho tân Nho giáo tại Đông Á”.
“Những di tích văn hóa có giá trị là niềm tự hào của người dân Bình Nhưỡng. Đó là những di sản văn hóa quý giá cho thấy lịch sử lâu dài của đất nước Triều Tiên” - ông Kim Jin-sok, một nhà nghiên cứu tại Văn phòng Bảo tồn Di sản Quốc gia Kaesong cho biết.
Đây là lần thứ hai di tích của Triều Tiên được xếp vào danh sách di sản thế giới sau các lăng tẩm của triều đại Koguryo vào năm 2004. Di tích lịch sử Kaesong nằm cách đặc khu kinh tế cùng tên do Hàn Quốc xây dựng cho Triều Tiên vài km. Khu công nghiệp chung Kaesong đã bị chính quyền Bình Nhưỡng đơn phương đóng cửa để gây áp lực từ đầu tháng 4.
Ngoài ra, lần này UNESCO cũng đã chính thức quyết định xếp núi Etna (Ý), biển cát Namib (Namibia), núi Phú Sĩ (Nhật Bản), ruộng bậc thang Hồng Hà (Vân Nam – Trung Quốc)... vào danh sách di sản thế giới.
“Những di tích văn hóa có giá trị là niềm tự hào của người dân Bình Nhưỡng. Đó là những di sản văn hóa quý giá cho thấy lịch sử lâu dài của đất nước Triều Tiên” - ông Kim Jin-sok, một nhà nghiên cứu tại Văn phòng Bảo tồn Di sản Quốc gia Kaesong cho biết.
Đây là lần thứ hai di tích của Triều Tiên được xếp vào danh sách di sản thế giới sau các lăng tẩm của triều đại Koguryo vào năm 2004. Di tích lịch sử Kaesong nằm cách đặc khu kinh tế cùng tên do Hàn Quốc xây dựng cho Triều Tiên vài km. Khu công nghiệp chung Kaesong đã bị chính quyền Bình Nhưỡng đơn phương đóng cửa để gây áp lực từ đầu tháng 4.
Ngoài ra, lần này UNESCO cũng đã chính thức quyết định xếp núi Etna (Ý), biển cát Namib (Namibia), núi Phú Sĩ (Nhật Bản), ruộng bậc thang Hồng Hà (Vân Nam – Trung Quốc)... vào danh sách di sản thế giới.
Chiếc cổng Kaesong Namdae phủ đầy màu xanh tại thành phố Kaesong. Ảnh: AP
Hình ảnh di chỉ cung điện Manwoldae trong thành phố cổ Kaesong. Ảnh: AP
Lăng mộ vua Kongmin tại Kaesong. Ảnh: AP
Du khách lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh về chiếc cầu Sonjuk ở Kaesong. Ảnh: AP
Một tòa nhà tọa lạc trong khuôn viên trong học việc Songkyongkwan 1.000 năm tuổi. Ảnh: AP
Những mái nhà cổ đều tăm tắp ở Kaesong. Ảnh: ARCHAEOLOGY.ORG
Theo H.Bình
Người lao động/DPA, AP, GMA
Theo Người lao động/DPA, AP, GMA
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: