Trung Quốc cấm quan chức dùng vi cá mập, tổ yến trong bữa ăn
Góp phần cho chiến dịch thắt lưng buộc bụng do ông Tập Cận Bình khởi xướng.
- 30-05-2012'Quý tộc' Sài thành mua nhân sâm, vi cá mập tẩm bổ sĩ tử mùa thi
- 04-12-2011Đài Loan cấm khai thác vi cá mập
- 03-11-2013Tham nhũng 'chuộng' vàng!
- 10-05-2013Đồng hồ Thụy Sĩ "đảo điên" vì Trung Quốc chống tham nhũng
Nội dung nổi bật:
- Từ khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình kiểm soát chặt chẽ các chi tiêu quá mức của chính phủ.
- Chính sách mới cấm các mặt hàng, hạng mục xa xỉ có trong các bữa ăn, gặp mặt chính thức của nhân viên nhà nước: vi cá, tổ yến, rượu xịn, xe đưa đón, va li đắt tiền...
- Chính sách này khiến các hãng đồ xa xỉ quốc tế gặp khó khăn khi phải cố gắng thích nghi.
Chủ nhật vừa qua, Trung Quốc đã chính thức cấm vi cá mập có mặt trong các bữa ăn trọng thể nhằm góp phần cho chiến dịch thắt lưng buộc bụng đang diễn ra ở nước này. Các mặt hàng như đặc sản cua lông, bánh trung thu và các loại va li đắt tiền cũng nằm trong danh sách đen của chiến dịch trên.
Giới truyền thông Trung Quốc cho biết trong chỉ thị mới, chính quyền đã cấm các bữa ăn trọng thể sử dụng vi cá mập, tổ yến và các sản phẩm từ động vật hoang dã. Nhân viên chính phủ cũng không được phép dùng thuốc lá, rượu đắt tiền trong các buổi lễ chính thức.
Samsonite, nhà sản xuất va li 103 năm tuổi của Mỹ cho biết, năm nay doanh số tại Trung Quốc sẽ chỉ ở mức vừa phải vì ông Tập Cận Bình kiểm soát chặt chẽ các loại chi tiêu.
Theo Ramesh Tainwala, giám đốc Samonite tại châu Á, doanh số có khả năng giảm ít nhất 10% xuống còn 12 - 15% so với năm ngoái: "Chiến dịch thắt lưng buộc bụng đang diễn ra với chính quyền nước này nên các quan chức cũng đang tìm hiểu phải phản ứng như thế nào. Liệu những thứ chi phí trên có thể tránh được không?"
Quan chức cũng chỉ "bốn món ăn, canh một bát"
Từ khi lên nắm quyền vào năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã kiểm soát chặt chẽ hơn những khoản chi tiêu quá mức của quan chức chính phủ. Chính sách mới đã tác động mạnh lên tất cả từ món ăn đắt tiền đến phương tiện đi lại, nhà hàng khách sạn mà quan chức chính phủ sử dụng trong những chuyến công tác chính thức.
Một quan chức Bắc Kinh đi thăm họ hàng ở Nam Kinh rói rằng mình đã quen được "xe nhà nước" đón ở sân bay. Nhưng từ khi ông Tập Cận Bình lên làm lãnh đạo thì chẳng còn xe nữa.
Để tăng sức mạnh cho chiến dịch, ông Tập Cận Bình và nhóm tuyên truyền đã tạo ra các khẩu hiệu như "Bốn món ăn, canh một bát" để thúc giục quan chức tránh tiệc tùng nhan nhản như trước đây mà lúc nào cũng đầy ắp những thứ như rượu trắng hay vang đỏ đắt tiền.
Hàng xa xỉ nước ngoài chật vật
Trả lời phỏng vấn, Tim Parker, giám đốc điều hành của Samsonite nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với công ty: "Tầm ba, bốn năm nữa, công ty có thể sẽ lần đầu mua lại một doanh nghiệp Trung Quốc nào đó".
Nhưng trong lúc chờ đợi, Samsonite phải cùng những thương hiệu quốc tế cao cấp khác thích nghi với bối cảnh khắc nghiệt ở Trung Quốc. Ông Tainwala nói, chiến dịch còn làm ảnh hưởng đến làm ăn thông qua con đường "quà tặng doanh nghiệp". Các ngân hàng cũng đã cắt giảm các chiến dịch hoàn trả, cho phép khách hàng trao đổi điểm tích lũy nhận va li hay các mặt hàng khác.
Kết quả là doanh số tại Trung Quốc của Samsonite có chút ế ẩm. Tainwala cho biết các hãng hàng không thường mua va li số lượng lớn cho phi hoành đàn cũng vừa tạm ngưng vì đang cố thích nghi với quy định mới của nhà nước. "Những quy định, hướng dẫn mới được ban hành, sự coi trọng dành cho mua sắm bị hạ xuống một cách cẩn trọng, gần đây có những dấu hiệu cho thấy một số hãng hàng không và ngân hàng đang bắt đầu chấp hành quy định", Tainwala nhận định.
>> Đồng hồ Thụy Sĩ "đảo điên" vì Trung Quốc chống tham nhũng
Thùy An