MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Livestream 12 tiếng bằng trung tâm thương mại bán cả năm, "vua sale Trung Quốc" Xinba là ai?

30-03-2021 - 21:44 PM | Thị trường

Xinba được gọi là "vua sale" ở Trung Quốc, tự đặt tên mình theo tên của "vua sư tử" Simba. Người đàn ông này cũng từng vướng không ít rắc rối khi bán hàng kém chất lượng tại Trung Quốc.

Vừa trở lại với "nghề" livestream vào ngày 27/3 sau khi bị chặn tài khoản vì quảng cáo sản phẩm tổ yến giả, "ông hoàng livestream" Xinba đã lập kỷ lục mới: bán được 300 triệu USD hàng hoá trong phiên livestream kéo dài 12 tiếng. Nhân vật này là ai?

Xinba là "vua sale"

Livestream là một trong những nền tảng bán hàng lớn nhất tại Trung Quốc. Các ứng dụng như Taobao, Douyin và Kuaishou đều có những "ngôi sao" bán hàng riêng. Với hơn 37 triệu người sử dụng, Xinba được xem là "vua sale" trên ứng dụng video Kuaishou.

Livestream 12 tiếng bằng trung tâm thương mại bán cả năm, vua sale Trung Quốc Xinba là ai? - Ảnh 1.

Trong khuôn khổ ngày hội mua sắm 6/11/2019 – một lễ hội mua sắm trên nền tảng Kuishou tương tự "ngày độc thân" của Alibaba, Xinba thu về hơn 57 triệu USD doanh số bán hàng. Xinba cũng thu về hơn 1,9 tỷ USD doanh số từ dịch vụ livestream của mình trong năm 2019. Năm 2020, anh này đặt mục tiêu đạt doanh số 14 tỷ USD. Chưa rõ con số này có đạt được hay không.

Không giống Li Jiaqui, một "quái vật sale" khác – người có danh tiếng và kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực sản phẩm làm đẹp, Xinba không chuyên về lĩnh vực nào cả. Anh này bán tất cả mọi thứ, từ dầu gội, son môi cho đến nệm.

Tên thật của Xinba là Xin Youzhi. Xinba là tên đánh vần tiếng Trung của nhân vật Simba trong phim "Vua sư tử". Giống như vua sư tử thống trị rừng xanh, Xinba sở hữu một lượng fan hùng hậu. Nhóm fan này còn tự đặt cho mình một cái tên là 818.

Livestream 12 tiếng bằng trung tâm thương mại bán cả năm, vua sale Trung Quốc Xinba là ai? - Ảnh 2.

Đây cũng là cơ sở để Xinba thành công trong việc bán hàng online. Để thắt chặt quan hệ với các fan – những người hầu hết là nông dân, Xinba luôn nhấn mạnh rằng cha của anh cũng là nông dân. Sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở đông Bắc Trung Quốc, Xinba coi đây là lợi thế để tạo ra sức hấp dẫn của mình.

Tổ chức đám cưới ở sân vận động tổ chim

Đám cưới của nhân vật nổi tiếng này đã thu hút sự quan tâm cực lớn tại Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc điều tra ra rằng anh đã chi 7-10 triệu USD để mời 42 nhân vật nổi tiếng đến dự đám cưới, tổ chức tại sân vận động tổ chim – sân vận động quốc gia Trung Quốc. Đám cưới của anh cũng tạo trend trên Weibo với hơn 700 triệu lượt xem.

Anh chàng này cũng tận dụng đám cưới để mở rộng hoạt động kinh doanh khi dùng 90 phút livestream để bán được 18 triệu USD tiền hàng.

Đám cưới xa xỉ của Xinba gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc nhưng với anh, điều đó không đáng bận tâm. Anh này nổi tiếng với việc hay đấu khẩu với những streamer khác. Chuyện này thường xuyên xảy ra đến nỗi tài khoản Kuaishou của anh bị khoá rất nhiều lần vì vi phạm nguyên tắc.

Livestream 12 tiếng bằng trung tâm thương mại bán cả năm, vua sale Trung Quốc Xinba là ai? - Ảnh 3.

Mặc dù vậy, nó không hề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Sinba. Các fan thậm chí còn tham gia các cuộc tranh luận để bảo vệ anh ta. Tháng 11/2019, anh bất ngờ tuyên bố "giải tán nhóm 818". Dù không còn tồn tại chính thức nhưng nhóm này vẫn tích cực ủng hộ công việc kinh doanh của Xinba.

Năm 2020, Xinba tuyên bố công ty của anh ủng hộ 21 triệu USD trong chiến dịch chống lại virus corona tại Vũ Hán. Anh chàng này cũng ủng hộ thiết bị y tế cho thị trấn quê nhà tại tỉnh Hắc Long Giang.

Bán hàng kém chất lượng

Tháng 12/2020, anh này bị cáo buộc bán sản phẩm tổ yến giả. Trước đó vào tháng 11/2020, một số người dùng khiếu nại, cáo buộc Xinba quảng cáo sai về sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, có thành phần chính là yến sào. Họ cho biết đã bị thuyết phục để mua đồ uống sau khi xem Xinba livestream bán hàng vào ngày 25/10. Tuy nhiên, khi thử đồ uống, họ cho rằng tuyên bố của Xinba về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm là gian dối. Họ cho rằng thứ đồ uống này chỉ là "hỗn hợp xi-rô và nước".

Xinba ban đầu phủ nhận sự việc. Anh thậm chí còn livestream và sử dụng máy tách kem để chiết xuất các thành phần từ thức uống, mà theo anh là có yến sào thật. Anh cũng chia sẻ giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng sản phẩm và cho rằng hành động cáo buộc nói trên là "phỉ báng" uy tín của anh.

Livestream 12 tiếng bằng trung tâm thương mại bán cả năm, vua sale Trung Quốc Xinba là ai? - Ảnh 4.

Sự việc thu hút sự chú ý của Wang Hai – một trong những chuyên gia điều tra hàng giả nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Wang kiếm sống bằng cách cố tình mua các sản phẩm giả mạo hoặc hàng có khả năng gây nguy hiểm đến người dùng, sau đó vạch trần sự thật và đòi bồi thường từ các công ty bán sản phẩm.

Tháng 11/2020, Wang tiết lộ trên Weibo kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm về sản phẩm "súp yến" của Xinba, cho thấy thức uống này không có bất cứ loại protein hoặc axit amin nào. Thay vào đó, nó chỉ có carbohydrate và đường – 2 thành phần phổ biến và rẻ tiền trong các đồ uống thông thường. Wang kết luận, thứ đồ uống này không khác gì "một loại xiro cơ bản".

Sau tiết lộ này, đội ngũ của Xinba đã nhanh chóng phản hồi, hứa hoàn tiền đầy đủ cho những khách hàng gặp vấn đề với đồ uống. Anh này nhấn mạnh anh nhận được 12,6% hoa hồng từ việc bán sản phẩm nhưng không biết các tuyên bố về sức khoẻ của nhà sản xuất là dối trá.

Tham khảo nguồn: TSMC, Supchina

Đức Nam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên