Lo bị thiệt, Trung Quốc cảnh báo Mỹ "nghĩ kỹ" trước khi rút khỏi Hiệp ước hạt nhân
Bắc Kinh vừa lên tiếng cảnh báo Washington về việc rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí với Nga bởi lo ngại động thái này sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tiêu cực.
- 23-10-2018Đầu tư nước ngoài bùng nổ ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác bởi Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung
- 22-10-2018Mỹ tuyên bố “không lo” chuyện kinh tế Trung Quốc giảm tốc
- 21-10-2018Căng thẳng thương mại Trung-Mỹ: Tín hiệu lạc quan bước đầu
- 20-10-2018Nếu cứ tiếp tục tăng lãi suất kiểu này thì Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái?
- 19-10-2018Vì sao Tổng thống Trump không muốn trừng phạt Ả rập Xê út dù công dân Mỹ bị tình nghi sát hại trong Lãnh sự quán?
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/10 cho biết ông dự định rút khỏi Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung (INT) vì Nga đã vi phạm các thỏa thuận trong đó. Tuy nhiên, tờ New York Times lại cho rằng động thái này không nhằm vào Nga mà hướng trực diện vào Trung Quốc, quốc gia đang nỗ lực xây dựng ảnh hưởng quân sự trên Thái Bình Dương.
Về phần mình, cùng với việc cảnh báo Mỹ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trung Quốc Hua Chunying cho biết: "Tôi nhấn mạnh rằng hoàn toàn sai lầm khi sử dụng Trung Quốc như là cái cớ để rút khỏi hiệp ước. Chúng tôi hy vọng các quốc gia có liên quan trân trọng những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, xử lý thận trọng và đúng đắn về các vấn đề liên quan đến hiệp ước thông qua đối thoại và tham vấn và Mỹ nên suy nghĩ hai lần về việc rút khỏi hiệp ước".
Không nằm trong giới hạn của Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung, Trung Quốc tự do phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân của riêng mình, bao gồm cả các loại tên lửa có thể bắn hạ tàu sân bay Mỹ tuần tra ở phía Tây Thái Bình Dương. Rút khỏi thỏa thuận đồng nghĩa với việc Mỹ có quyền tự do triển khai các hệ thống vũ khí mới ở Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm đáp trả các nỗ lực của Bắc Kinh.
Ở thời điểm hiện tại, Bắc Kinh đã phát triển tên lửa được gọi với cái tên "sát thủ tàu sân bay", nỗ lực ngăn chặn sức mạnh trên biển của Hải quân Mỹ. Stephen Nagy, giáo sư tại trường Đại học International Christian ở Tokyo, nhấn mạnh: "Việc Mỹ rút khỏi hiệp ước có thể là thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh, cảnh báo rằng họ có thể phát triển vũ khí hạt nhân tập trung và nó có thể ngăn chặn lợi thế bất đối xứng mà Trung Quốc đang có".
Với cuộc chiến thương mại, Mỹ đang sử dụng một công cụ để đối đầu với Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế. Rút khỏi Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung tiếp tục cho Washington một công cụ để đối đầu với Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Dường như đây là cách làm có hệ thống của Mỹ trong nỗ lực kiểm soát sự lớn mạnh của Trung Quốc, cả về kinh tế lẫn quân sự.
Theo thỏa thuận năm 1987, Mỹ và Liên Xô cam kết loại bỏ tất cả các loại tên lửa đạn đạo hạt nhân có tầm bắn từ 500 đến 5.550 km. Phạm vi này đủ lớn để đảm bảo Nga không bị các nước NATO ở phương Tây tấn công bằng vũ khí hạt nhân và ngược lại. Tuy nhiên, thỏa thuận này lại có lợi cho Trung Quốc.
Với nó, Mỹ không thể tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân đặt ở đảo Guam, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngược lại, được phép tự do phát triển vũ khí hạt nhân tầm trung cho phép Trung Quốc đặt các căn cứ quan trọng của Mỹ trong khu vực dưới tầm tấn công, bao gồm cả tàu sân bay hạt nhân hoạt động trong khu vực.
Do cần thời gian để phát triển các tên lửa hạt nhân mới, Mỹ đang chuẩn bị sửa chữa các loại tên lửa hiện có để nó có thể mang được vũ khí hạt nhân, bao gồm cả tên lửa phi hạt nhân Tomahawk. Nhiều khả năng, những quả tên lửa sửa đổi này sẽ được trang bị đầu tiên cho các lực lượng Mỹ đóng tại châu Á. Các vũ khí có thể được đặt ở căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản hoặc ở đảo Guam, nhưng nơi họ không phải đối mặt với quá nhiều sự phản đối về chính trị.