"Lỡ dại" đưa con đi họp lớp, về nhà tôi bị loại ra khỏi nhóm trò chuyện chung, tình bạn 20 năm cũng tan vỡ
Chị muốn giải thích và xin lỗi các bạn cùng lớp nhưng không ngờ lại phát hiện ra lớp trưởng đã đuổi mình ra khỏi nhóm trò chuyện.
- 07-04-2024Bạn bè rủ nhau đi họp lớp sau 40 năm, chỉ có tôi là không được mời: Biết được lý do, tôi lập tức rời khỏi nhóm lớp
- 06-04-202420 năm sau khi tốt nghiệp, tôi tham dự họp lớp và nhận ra 5 quy tắc ảnh hưởng đến thành công: Điều thứ 4 rất cần cho con bạn
- 05-04-2024Sau 20 năm đi họp lớp tôi ngậm ngùi: Từng là học sinh giỏi nhất mà giờ bết bát, công việc làng nhàng, tôi quyết tâm khởi nghiệp để khỏi bị coi thường
Đã lâu rồi, kể từ khi tốt nghiệp đại học, chị Trần (Trung Quốc) không gặp lại bạn cũ và cũng hiếm tham gia những buổi tiệc tùng. Lý do bởi chị quá bận rộn cho công việc, gia đình và chăm con. Mãi cho tới gần đây, các bạn đại học đã tìm được nhau trên MXH, lên kế hoạch gặp gỡ sau nhiều năm ra trường. Lúc này, con trai cũng đã 7 tuổi, chị Trần cho rằng đây là cơ hội tốt gặp lại mọi người, cho Tiểu Văn được trải nghiệm ở thế giới bên ngoài.
Bình thường, cậu bé là bảo bối của cả gia đình, được ông bà, bố mẹ cưng nựng và làm cho mọi việc. Đôi khi cậu bé còn phun phì phì nước bọt vào thức ăn nhưng vẫn không bị trách mắng. Chính bởi thế, Tiểu Văn tính tình có phần hơi hống hách, đòi hỏi và ngang bướng, thích gì làm nấy. Trong mắt bà mẹ này, con của mình đơn giản chỉ làm "trò trẻ còn", con "còn nhỏ thì biết gì". Nhưng chính sự dung túng ấy đã khiến chị bị một phen bẽ mặt.
Chuyện là, chị Trần đưa con trai đến địa điểm họp lớp là một biệt thự của bạn thân cùng lớp, phía trên biệt thự có ban công ngắm cảnh rất rộng, có thể nướng thịt, ca hát và trò chuyện.
Vừa đến cửa bữa tiệc, họ phát hiện ra chủ tiệc đang mặc một bộ sườn xám rất đẹp để chào đón. Không ngờ con trai của chị Trần làm một hành động rất mất lịch sự, vừa tiến tới liền ôm chặt lấy bạn của mẹ, dùng hết sức vén váy của người này lên.
May mắn thay, người bạn này phản ứng nhanh, dùng tay nhanh chóng che váy lại. Hành động của Tiểu Văn khiến ai nấy đều xanh mặt. Tuy nhiên, vì nghĩ trẻ con có lúc này lúc khác, vốn không cố ý nên cuối cùng họ cũng bỏ qua.
Sau đó, chị Trần mắng qua loa con vài câu, rồi đưa con sang chơi với những đứa trẻ khác. Trong khi chơi, Tiểu Văn đánh nhau với bạn, nguyên nhân là do người khác ăn sô cô la, cậu bé xin nhưng không được cho: "Tớ đã muốn thì bạn phải đưa", đứa trẻ vừa nói vừa giật kẹo trên tay bạn, không quên đưa tay tát bạn vài cái.
Vì ít người nhìn thấy chuyện đã xảy ra, hoặc cho rằng chỉ là trẻ con chơi đùa nên không coi trọng, hơn nữa, mọi người đã lâu không gặp nhau, câu chuyện ồn ào đến mức họ không hỏi bọn trẻ chuyện gì đã xảy ra.
Tiểu Văn bị những đứa trẻ khác cô lập nên chạy đến chơi trên máy tính phát nhạc. Kết quả là đứa bé bắt đầu vận hành máy tính, rồi tắt dàn âm thanh. Chị Trần bảo con đừng làm vậy, nhưng đứa trẻ vốn quen sống vô pháp nên không nghe lời mẹ.
Chơi máy tính xong, cậu bé đi sang bàn ăn. Một người phụ nữ vừa định ngồi xuống ghế, liền bị thằng bé kéo chiếc ghế nên ngã xuống đất, tốc cả váy lên mặt. Người này xấu hổ, chỉ biết ôm mặt lặng lẽ rơi nước mắt. Tiểu Văn đứng đó cười lớn, chỉ tay la lên: "Lộ hàng rồi, xấu hổ quá, lêu lêu".
Chị Trần không còn cách nào khác là phải nhanh chóng đưa con trai về nhà. Sau đó, chị muốn giải thích và xin lỗi các bạn cùng lớp nhưng không ngờ lại phát hiện ra lớp trưởng đã đuổi mình ra khỏi nhóm trò chuyện. Người bạn thân là chủ buổi tiệc cũng hủy kết bạn với chị, một tình bạn 30 năm kết thúc đầy bất ngờ như thế!
Không ít gia đình có cách nuôi dạy con giống gia đình chị Trần, coi trẻ như báu vật cần nâng niu và chiều chuộng. Thế nhưng, đó thực chất lại không phải là cách tốt để giáo dục một đứa trẻ. Thậm chí việc này còn khiến trẻ trở nên ương ngạnh, độc tài. Tới lúc này, việc uốn nắn lại sẽ rất khó.
Vậy làm thế nào để giáo dục một đứa trẻ ngang bướng, hay ăn vạ?
Với trường hợp trẻ ngang bướng do được chiều thái quá như trong trường hợp trên, cha mẹ hãy thiết lập một cuộc sống nề nếp và kỷ luật mới. Nên thẳng thắn trao đổi với ông bà, những người lớn trong gia đình và hạn chế sự can ngăn của họ mỗi khi đưa ra hình phạt cho trẻ.
Ban đầu sẽ luôn khó khăn, nhưng mọi thứ sẽ dần thay đổi. Trẻ sẽ phải học cách tự mình làm những công việc đơn giản như tự ăn, tự học, đánh răng, rửa mặt, thu dọn đồ chơi... để rèn sự tự lập. Việc đòi hỏi cũng sẽ không được đáp ứng nếu không hợp lý. Ngoài ra, hãy dạy trẻ biết cách chia sẻ và yêu thương mọi người xung quanh.
Cha mẹ cũng đừng quên đưa ra những lời khen ngợi hoặc phần thưởng nho nhỏ dành cho những nỗ lực, thay đổi của con. Hãy nhớ, mỗi đứa trẻ như 1 trang giấy trắng, các con sẽ trở thành bức tranh thế nào phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời!
Phụ nữ mới