"Lò đào tạo học bá" khó tin tại trường điểm Trung Quốc: Camera giám sát 12 tiếng/ngày, quay bút nửa giây cũng bị nêu tên trước toàn trường
Lịch trình sinh hoạt và học tập của các thiếu niên tại đây được lên lịch đúng từng phút, và không có ai phản đối cách sống kỳ lạ này.
- 10-01-2024Nữ sinh Việt choáng trước cảnh thư viện Trung Quốc lúc 8h30 tối: Hoá ra đây là thói quen cuối tuần của "học bá"
- 06-01-2024Khi các "học bá" Việt Nam dám rực rỡ: vừa hơn 20 tuổi đã giành học bổng Tiến sĩ!
- 05-01-2024Đây là môn học khó nhất ở Thanh Hoa, sinh viên biết trước đề vẫn trượt như ngả rạ, "học bá" cũng bó tay
Trường trung học cơ sở Hành Thủy tại Hà Bắc, Trung Quốc là một trong những ngôi trường điểm danh tiếng và có thành tích cao nhất đất nước tỷ dân. Không cần nói cũng biết học sinh tại đây chăm chỉ và kỷ luật hơn rất nhiều so với trường thường. Thế nhưng cách học tập, lịch sinh hoạt của các thiếu niên pử nơi này cụ thể ra sao thì người thường vẫn khó lòng hình dung được.
Lịch trình áp lực hơn "nhà tù" của học sinh cấp 2
Những tiết lộ về cuộc sống thực tế của học sinh trong trường Hành Thủy đã khiến cư dân mạng Trung Quốc vô cùng sốc, gây ra không ít tranh luận trái chiều.
Cụ thể, nhà trường quy định thời gian làm bài tập từng câu chi tiết đến từng phút, khi học sinh làm bài phải tính và ghi lại thời gian làm, tuyệt đối không được làm những việc không liên quan đến bài tập, ví dụ: làm bài tiếng Anh trong 20 phút; viết xong môn Toán trong 25 phút,... Ngay cả các hành vi như nhìn đồng hồ, nhìn ra ngoài, lau kính, bắt chéo chân, quay bút, vẽ vào nháp,... cũng bị cấm. Camera giám sát độ phân giải siêu cao trong lớp có thể bắt từng học sinh vi phạm một. Sau khi bị bắt, danh sách kỷ luật sẽ được dán trước toàn trường và họ sẽ bị phê bình.
Việc quản lý học sinh tại trường trung học Hành Thủy rất nghiêm ngặt và thời gian trong ngày được sắp xếp đến mức tối đa. Thậm chí yêu cầu nghỉ trưa cũng bất thường. Theo quy định, học sinh phải về ký túc xá lúc 12h40, phải đi ngủ lúc 12h43. Ai không có thói quen nghỉ trưa, dù không ngủ được cũng phải nhắm mắt nằm im. Giờ nghỉ trưa không chỉ cấm đọc, ăn và làm bài tập về nhà mà thậm chí còn không được phép di chuyển và đi vệ sinh nhằm tránh làm phiền các học sinh khác nghỉ ngơi.
Buổi sáng, các học sinh học nội trú phải dậy lúc 5h30, 5h40 chạy bộ và tập thể dục, chỉ có 10 phút để mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt. 6h sáng, các học sinh vào lớp tự học. 6h30 đến 6h45 là thời gian ăn sáng. Đúng 6h50, giáo viên sẽ vào lớp điểm danh và học đến trưa.
Lớp học buổi chiều bắt đầu lúc 14h05 và kéo dài đến 18h15. Bữa tối từ 18h15 đến 18h30, tức chỉ 15 phút và cả trường phải xem thời sự từ 18h50 đến 19h10. 100 ngày trước kỳ thi tuyển sinh đại học, hoạt động "giải trí" duy nhất này bị hủy bỏ và thay thế bằng hoạt động xem video thí nghiệm lý hóa.
Sẽ có buổi học buổi tối lúc 19h15 và kéo dài đến 21h50 với 3 tiết. Tiết 1 và tiết 2 là tiết tự học, nhà trường sắp xếp bài kiểm tra cố định, phải hoàn thành trong thời gian quy định, nộp sau giờ học và có kết quả và xếp hạng đầy đủ ngay vào ngày hôm sau. Phải đến 9h55, các học sinh mới ra ngoài và hối hả về ký túc xá.
Chưa hết, học sinh tại ngôi trường này mỗi tuần chỉ được tắm một lần, còn lại chỉ có thể lau người vệ sinh bình thường.
Lịch học tập và sinh hoạt khắc nghiệt đến khó tin của những học sinh cấp 2 như trên đã khiến mọi người bất bình, ngay cả khi nó vẫn đảm bảo đủ thời gian ngủ và ăn uống, tập thể dục. Thế nhưng lối sống quy định quá cụ thể, như "cầm tù" như vậy là điều nhiều học sinh đang tuổi ăn tuổi lớn bình thường không thể đạt được.
Tất cả học sinh đều tự nguyện
Theo anh Hồ, phụ huynh của một học sinh Hành Thủy, anh từng đến trường để đưa quần áo cho con và nhận thấy toàn bộ tòa nhà giảng dạy từ tầng 1 đến tầng 6 hoàn toàn im lặng. Nếu không bật đèn, trông ngôi trường như một "thành phố ma" vì tất cả đều im lặng học bài. Anh đến gặp con thì phát hiện đứa trẻ vẫn mặc chỉ một áo đơn trong một ngày mùa đông, hóa ra là vì cậu bé không có cả thời gian mở tủ ra lấy quần áo mặc vào người. Đồ ăn do bố mẹ gửi đến cũng để hết hạn trong ngăn kéo vì thực sự không có thời gian để ăn.
Anh Hồ không khỏi thở dài: "Mỗi phút của học sinh Hành Thủy đều bị vắt kiệt".
Thế nhưng, điều bất ngờ hơn nữa là các học sinh tại đây hầu hết đều không phản đối lịch sinh hoạt như vậy. Trái lại, các em đều có tính kỷ luật, tự giác và chăm chỉ học tập rất cao. Hệ thống trường rất nghiêm ngặt nhưng học sinh đôi khi còn yêu cầu bản thân khắt khe hơn cả hệ thống. Và không chỉ với học sinh, giáo viên của Hành Thủy cũng phải tuân thủ bảng quy tắc, quy định nghiêm ngặt hơn cả thế. Toàn bộ ngôi trường này đều có tinh thần đoàn kết và tôn trọng kỷ luật đến đáng kinh ngạc, ngay cả khi người ngoài không thể hiểu được.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ mới