Lộ diện những phương án thiết kế siêu dự án Quảng trường trung tâm Đà Nẵng
Công trình Quảng trường trung tâm được xác định trong quy hoạch từ sau khi thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Bước đi đầu tiên hiện nay của Đà Nẵng là thi tuyển nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế quy hoạch, kiến trúc tối ưu nhất cho Quảng trường trung tâm, tạo vẻ đẹp đặc sắc, hài hòa trong tổng thể khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
- 14-04-2017Đà Nẵng dành 5.437ha đất khu Đông Nam thành phố để phát triển đô thị
- 14-04-2017Đà Nẵng xây dựng quảng trường thành phố rộng 4,4 ha?
- 14-04-2017Vượt qua Đà Nẵng, Nha Trang tiếp tục dẫn đầu cuộc đua căn hộ khách sạn
- 14-04-2017Đà Nẵng khẳng định phong cách nghỉ dưỡng mới
Theo đó, khu vực quy hoạch Quảng trường trung tâm thành phố có ranh giới thuộc phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu) với tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 4,4ha; giới hạn về phía đông giáp đường Bạch Đằng, phía tây giáp đường Phan Châu Trinh, phía nam giáp đường Nguyễn Thái Học, phía bắc giáp đường Hùng Vương.
Tổng thể Quảng trường là tổ hợp không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, hình ảnh đại diện cho kiến trúc đô thị thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, giải pháp thiết kế cần bảo đảm yêu cầu Quảng trường là không gian công cộng lớn; là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa, chính trị và các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố cũng như du khách; là điểm đến năng động về đêm; là không gian công cộng đa năng và đa dạng với sự kết hợp những yếu tố kiến trúc, cảnh quan công trình, cảnh quan cây xanh.
Nhiều hình mẫu quảng trường nổi tiếng trên thế giới như Quảng trường Concorde bên dòng sông Seine, Paris, Pháp hay như đại lộ Nguyễn Huệ ở TP. Hồ Chí Minh được một số đơn vị tư vấn thiết kế làm hệ quy chiếu. Tuy nhiên, phác thảo về Quảng trường trung tâm thành phố Đà Nẵng nhận được sự quan tâm của Ban tổ chức cuộc thi cũng như Ban giám khảo với các phiên bản đặc sắc.
Khu vực sẽ được quy hoạch xây dựng Quảng trường TP Đà Nẵng trong tương lai
Phác thảo phiên bản 1: Quảng trường trung tâm là một lát cắt kết cấu phẳng từ bờ sông Hàn lấy điểm đóng là Nhà hát Trưng Vương, công trình chợ Hàn được ngầm hóa. Hình thành 2 trục tuyến phố thương mại ven đường Hùng Vương và Nguyễn Thái Học. Tạo công trình điểm nhấn kiến trúc phía bờ sông, xử lý hạ tầng giao thông trục ngang theo hướng đa năng (đóng/mở) cùng với tổ chức giao thông hướng ngoại, đảo chiều…
Phác thảo phiên bản 2: Quảng trường trung tâm như phiên bản một nhưng xử lý ngầm hóa các tuyến đường giao thông trục ngang, ngầm hóa chợ Hàn. Phương án quy hoạch kiến trúc Quảng trường theo hướng này cho biết mở rộng qua các tuyến phố sẽ tăng mặt bằng đất hiện trạng, kết hợp diện tích mặt nước, nền đường từ các ô phố phụ cận… sẽ tăng diện tích quảng trường lên 11ha. Việc mở rộng quảng trường ở các tuyến phố phụ cận hình thành những khu phố đi bộ, phố chuyên doanh hỗ trợ cho khu vực trung tâm.
Phác thảo phiên bản 3: Quảng trường trung tâm khá thú vị với việc tổ chức không gian tương tự phiên bản hai nhưng giữ được công trình truyền thống chợ Hàn. Chợ Hàn được giữ nguyên bản, đầu tư xây dựng mới theo hướng theo tỷ lệ lớn. Mái ngang chợ Hàn là một ban-công lớn của thành phố để ngắm nhìn sông Hàn và toàn cảnh quảng trường.
Các thiết kế bổ trợ có các cầu vượt kết nối không gian từ bờ sông vượt qua các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú và Yên Bái. Một ý tưởng khác lấy chợ Hàn làm công trình bán nổi. Phần ngầm tổ chức hoạt động của chợ truyền thống theo hướng hiện đại. Phần nổi đầu tư công trình biểu tượng. Lõi công trình làm nơi biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống, các hoạt động quảng bá thương mại.
Phác thảo phiên bản ba của Quảng trường trung tâm thành phố được chắt lọc từ nhiều phương án dự thi. Về ý tưởng nghiên cứu mở rộng Quảng trường cùng những điểm nhấn công trình kiến trúc, kết nối đôi bờ đông và bờ tây sông Hàn, phát triển cầu đi bộ… tạo được mảnh ghép hoàn hảo cho tổng thể quy hoạch và thiết kế cảnh quan sông Hàn.