MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lộ Quan Cầu - người đi đầu trong công nghiệp ôtô Trung Quốc, từng là “quân sư” của cả Jack Ma lẫn Chung Thiểm Thiểm: "Doanh nhân không thể có đầy túi tiền và một cái đầu rỗng"

10-06-2021 - 20:19 PM | Sống

Lộ Quan Cầu - người đi đầu trong công nghiệp ôtô Trung Quốc, từng là “quân sư” của cả Jack Ma lẫn Chung Thiểm Thiểm: "Doanh nhân không thể có đầy túi tiền và một cái đầu rỗng"

Lộ Quan Cầu là một trong những tỷ phú ô tô giàu nhất Trung Quốc. Ông là vị doanh nhân tiên phong và có ảnh hưởng lớn tới những tỷ phú lẫy lừng như Jack Ma, Chung Thiểm Thiểm sau này.

Lộ Quan Cầu - người đi đầu trong công nghiệp ôtô Trung Quốc, từng là “quân sư” của cả Jack Ma lẫn Chung Thiểm Thiểm: Doanh nhân không thể có đầy túi tiền và một cái đầu rỗng - Ảnh 1.

Lộ Quan Cầu sinh năm 1945 tại Tiêu Sơn, Chiết Giang. Cha ông làm việc trong một nhà máy dược phẩm ở Thượng Hải nhưng thu nhập rất ít ỏi. Ông sống với mẹ ở một thành phố nghèo. Cuộc sống khó khăn từ nhỏ, ông bỏ học năm 15 tuổi để đi làm sửa chữa máy móc. 

Tháng 7 năm 1969, Lộ Quan Cầu đã dẫn dắt sáu nông dân tiếp quản "Nhà máy sửa chữa máy móc nông nghiệp xã Ninh Vệ", thực chất là một nhà máy bị hỏng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Lộ Quan Cầu, công việc kinh doanh đã bắt đầu có phần khởi sắc.

Lộ Quan Cầu - người đi đầu trong công nghiệp ôtô Trung Quốc, từng là “quân sư” của cả Jack Ma lẫn Chung Thiểm Thiểm: Doanh nhân không thể có đầy túi tiền và một cái đầu rỗng - Ảnh 2.

Vì vậy, vào năm 1988, Lộ Quan Cầu đã trực tiếp ra giá 15 triệu nhân dân tệ để mua lại vốn chủ sở hữu của nhà máy, trở thành một trong những doanh nhân sớm nhất Trung Quốc ý thức về quyền sở hữu tư nhân. Khi đó, phần lớn doanh nghiệp ở Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước, môi trường phát triển cho doanh nghiệp tư nhân khá khó khăn. Tuy nhiên, Lộ Quan Cầu đã chọn mua cổ phần của Nhà máy Wanxiang từ Chính quyền thị trấn Ninh Vệ với tất cả số tiền của mình có. Kể từ đó, Wanxiang đã trở thành một doanh nghiệp tư nhân thực sự và phát triển nhanh chóng.

Vào tháng 1 năm 1994, công ty của Lộ Quan Cầu niêm yết lên sàn chứng khoán. Cuối thế kỷ 20, năm 1999, Lộ Quan Cầu đã thành lập nhóm dự án xe điện và thiết lập lộ trình phát triển "xe điện điều khiển pin động cơ điện tử". Vào thời điểm đó, ngay cả ngành công nghiệp ô tô truyền thống còn chưa phổ biến, mà ông đã phát triển ngành công nghiệp ô tô điện, sự dũng cảm này có thể nói là vô cùng đáng khâm phục.

Năm 2002, Lộ Quan Cầu đã phát triển chiếc ô tô điện và xe buýt điện đầu tiên, nhưng phải đến năm 2013, ông mới xin được "giấy phép" sản xuất ô tô điện. Trong giai đoạn này, ông đã đầu tư rất nhiều nhân lực và tài chính để chinh phục công nghệ của ngành công nghiệp mới nổi này. Dưới góc nhìn của một doanh nhân, tầm nhìn đầu tư của ông rất độc đáo. Ở góc độ phát triển xã hội, ông đã có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc.

Dù Wanxiang Group đa dạng hóa ngành nghề, nhưng lĩnh vực chuyên môn lúc đầu là phụ tùng ô tô vẫn là trọng tâm. Con rể của Lu, Ping Ni, là người đứng đầu chi nhánh của tập đoàn này tại Chicago, Mỹ. Wanxiang hiện chính là hãng mẹ của hãng xe thể thao chạy điện nổi tiếng của Mỹ, Fisker, và dự kiến trong 18 tháng đầu tiên bán hơn 1.000 chiếc Fisker Karma tại Mỹ và 500 chiếc ở châu Âu.

Với những thành tựu tiên phong trong kinh doanh, Lộ Quan Cầu từng được mệnh danh là “cha đỡ đầu Chiết Giang”. Ông là thương gia thành công nhất, cũng là người đầu tiên sản xuất xe đạp điện ở Trung Quốc, trong thời đại xe năng lượng mới cực kỳ bùng nổ như hiện này, không thể không cảm thán rằng vị tiền bối này có mắt nhìn vô cùng rộng lớn.

Ngoài ra, Lộ Quan Cầu là người Trung Quốc thứ hai xuất hiện trên trang bìa Newsweek của Hoa Kỳ, ông cũng được Wall Street Journal ca ngợi là “nhân vật anh hùng”. Năm 2017, tổng giá trị tài sản của ông ước tính khoảng 5,7 tỷ USD, đứng ở vị trí 261 người giàu nhất thế giới, theo Forbes.

Lộ Quan Cầu - người đi đầu trong công nghiệp ôtô Trung Quốc, từng là “quân sư” của cả Jack Ma lẫn Chung Thiểm Thiểm: Doanh nhân không thể có đầy túi tiền và một cái đầu rỗng - Ảnh 3.

Tại Trung Quốc, một trong những nơi phát triển mạnh mẽ và sản sinh ra nhiều tỷ phú, doanh nhân thành công lẫy lừng là Quảng Đông và Chiết Giang. Từ xưa đến nay, hai nơi này đã là hai trung tâm văn hóa thương mại tương đối sôi động, phát triển kinh tế tích cực.

Có thể nói, trong thời đại hiện nay, cả thương nhân Chiết Giang và thương nhân Quảng Đông đều có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Theo thống kê từ danh sách người giàu Hurun năm 2021, đứng đầu là Chung Thiểm Thiểm đến từ Chiết Giang; Mã Hóa Đằng xếp thứ hai, đến từ thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông và Hoàng Tranh đứng thứ ba, cũng đến từ Chiết Giang, quê ở Hàng Châu. Jack Ma, đứng thứ tư, sinh ra ở Hàng Châu và quê nội ở Chiết Giang. Và rất nhiều những tỷ phú khác được sinh ra hoặc có gốc gác ở Chiết Giang và Quảng Đông.

Lộ Quan Cầu - người đi đầu trong công nghiệp ôtô Trung Quốc, từng là “quân sư” của cả Jack Ma lẫn Chung Thiểm Thiểm: Doanh nhân không thể có đầy túi tiền và một cái đầu rỗng - Ảnh 4.

Khi nhắc đến thương nhân Chiết Giang, Jack Ma và Chung Thiểm Thiểm hiển nhiên là những cái tên được biết đến nhiều nhất, một người đã từng là người giàu nhất Trung Quốc, và một người hiện tại đang giữ vị trí số 1.

Chung Thiểm Thiểm khi mới bắt đầu nghe được lời khuyên của ông, giờ đã trở thành tỷ phú số một đất nước tỉ dân. Chuyện mà lúc lâm chung ông dạy cho Jack Ma, đến ngày hôm nay Jack Ma vẫn theo đó mà làm.

Mặc dù hiện tại Chung Thiểm Thiểm có thể nói là sự nghiệp tỏa sáng không gì sánh được, thế nhưng những năm đầu tiên ông cũng đã kinh qua không ít rủi ro. Tháng 4 năm 2013, Nongfu Spring – công ty nước giải khát của ông đã bị chất vấn rằng tiêu chuẩn không thể so với nước máy thông thường. Điều này đã khiến Chung Thiểm Thiểm rơi vào khủng hoảng rất lớn và số phận của một doanh nhân cũng bị đẩy đến bờ vực thẳm.

Vào lúc Chung Thiểm Thiểm đang gặp khó khăn lớn, Lộ Quan Cầu đã gửi cho ông một dòng chữ: “Phải vững lòng, không oán trách, xem xét lại bản thân, làm lại từ đầu.” Dưới sự khích lệ của người “cha đỡ đầu Chiết Giang”, Chung Thiểm Thiểm lập tức mở họp báo, chiến đấu với giới truyền thông. Cuối cùng, ông đã thành công dẫn dắt Nongfu Spring thoát khỏi áp lực của dư luận.

Nhắc đến Jack Ma, ông cũng vô cùng kính trọng Lộ Quan Cầu. Có thông tin cho rằng, trước khi vị doanh nhân này qua đời, Jack Ma đã vội vã đến bệnh viện để gặp ông lần cuối. Lộ Quan Cầu, 72 tuổi, bị mắc bệnh hiểm nghèo, vào lúc lâm chung đã nói với Jack Ma: “Các doanh nhân Chiết Giang phải đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.” Jack Ma đã đồng ý và cho đến bây giờ vẫn luôn làm như vậy.

Tỷ phú Jack Ma từng đảm nhiệm chức Hội trưởng Thương hội Chiết Giang, giúp thúc đẩy đoàn kết, duy trì một tinh thần đoàn kết cao độ giữa các doanh nhân.

Lộ Quan Cầu - người đi đầu trong công nghiệp ôtô Trung Quốc, từng là “quân sư” của cả Jack Ma lẫn Chung Thiểm Thiểm: Doanh nhân không thể có đầy túi tiền và một cái đầu rỗng - Ảnh 5.

Tỷ phú Jack Ma từng viết về doanh nhân Lộ Quan Cầu trên blog cá nhân: "Nếu có một đặc điểm nổi bật nhất ở ông Lộ, tôi nghĩ đó chính là tinh thần kinh doanh bẩm sinh. Nhiều người nói, "đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ." Nhưng ông thì khác. Quan điểm của ông là: "Hãy để tất cả trứng của bạn vào một giỏ, và sau đó bám vào cái giỏ càng chặt càng tốt."

Ở Chiết Giang, các chủ doanh nghiệp ở khắp mọi nơi. Họ là một nhóm người giàu có. Khi định hướng giá trị có bất đồng lớn, ông Lộ đứng ra và tuyên bố: "Doanh nhân không thể có đầy túi tiền và một cái đầu rỗng." Sự thấu hiểu và sức mạnh của ông ấy trên thương trường thể hiện tinh thần kinh doanh thực sự: ngay cả hàng ngàn kẻ thù cũng không thể bẻ cong ý chí của tôi. Thành tựu lớn nhất mà Lộ Quan Cầu để lại là lòng can đảm, tầm nhìn cũng như tinh thần kinh doanh đáng nể của ông".

Tổng hợp

Thiên An

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên