Lô vắc xin đầu tiên của Pfizer tới đích, các hãng hàng không sẵn sàng cho chiến dịch không vận lịch sử
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết họ đã hỗ trợ chuyển thành công lô vắc xin khổng lồ đầu tiên trong bối cảnh cả ngành dược phẩm và hàng không đều đang chuẩn bị cho một chiến dịch vận tải vắc xin chưa từng có trong lịch sử.
- 30-11-2020'Nhiệm vụ thế kỷ' của ngành hàng không: Vận chuyển vắc xin phòng Covid-19 đến mọi ngõ ngách của thế giới!
- 28-11-2020Mỹ vận chuyển lô hàng vắc-xin Covid-19 đầu tiên
- 26-11-2020Cơn sốt vắc xin Covid-19 dấy lên nỗi lo về sự bùng nổ trên thị trường chợ đen
- 25-11-2020Trước những thông tin tích cực về vắc-xin, giới đầu tư toàn cầu thay đổi chiến lược như thế nào cho thời kỳ hậu Covid-19?
- 25-11-2020Một 'sai lầm ngớ ngẩn' đã vô tình làm tăng hiệu quả của một loại vắc xin COVID-19
Theo nguồn tin chính thức, United Airlines đã vận chuyển lô vắc xin chống Covid-19 đầu tiên từ Brussels, Vương quốc Bỉ tới Sân bay Quốc tế O’Hare của Chicago vào thứ 6 tuần trước. Trước khi được phê duyệt, các công ty dược phẩm, các hãng hàng không và những bộ phận khác của chuối cung ứng đã sẵn sàng cho việc phân phối ngay khi cơ quan chức năng bật đèn xanh.
Ở thời điểm hiện tại, một mạng lưới khổng lồ đang từng bước được hình thành. Nó sẽ bao gồm những kho lạnh chuyên dụng để bảo quản vắc xin ở nhiệt độ mà các tủ lạnh thường không thể đạt được.
Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa chính thức phê duyệt vắc xin chống Covid-19. Pfizer, công ty phát triển vắc xin chung với BioNTech và Moderna đều cho biết vắc xin của họ đạt hiệu quả trên 90% trong việc ngăn ngừa virus corona lây lan. Đây là tín hiệu rất tích cực và được thị trường mong chờ.
Pfizer chưa trả lời yêu cầu bình luận về lô vắc xin đầu tiên của hãng này. Trước đó, người phát ngôn công ty Kim Bencker nói rằng họ sẽ không thực hiện vận chuyển vắc xin cho tới khi được FDA phê duyệt khẩn cấp. Tuy nhiên, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép của Mỹ sẽ thảo luận công khai về vấn đề này trong cuộc họp vào 10/12 tới. Một số người Mỹ có thể được tiêm vắc xin trong vài tuần nếu cơ quan quản lý cấp phép.
Vắc xin của Pfizer yêu cầu được bảo quản ở nhiệt độ khoảng -70 độ C. trong khi đó, vắc xin của Moderna cần nhiệt độ bảo quản thấp hơn mà các tủ lạnh thông thường có thể đáp ứng. Với tủ lạnh thường, chúng có thể được giữ trong 30 ngày nhưng ở nhiệt độ tiêu chuẩn, vắc xin được giữ trong 6 tháng.
The Wall Street Journal cho biết chuyến bay của United Airlines được sự chấp thuận đặc biệt của cơ quan quản lý liên bang khi có thể đảm trách nhiệm vụ lưu trữ này.
Tháng trước, FAA đã thành lập một nhóm đặc biệt nhằm đảm bảo "vận chuyển vắc xin an toàn, nhanh chóng và hiệu quả". Trong một tuyên bố, FAA cho biết một số loại vắc xin cần được giữ lạnh liên tục trong quá trình vận chuyển. Trong một số trường hợp, cần tới băng khô, một vật liệu nguy hiểm.
"FAA đang làm việc với các nhà sản xuất, các hãng hàng không và nhà chức trách sân bay để cung cấp hướng dẫn thực hiện các quy định hiện hành để vận chuyển một cách an toàn số lượng lớn đá khô trong vận tải hàng không", thông báo cho biết.
Thực tế, vắc xin của Pfizer ban đầu sẽ rất hạn chế. Trước đây, công ty này cho biết có thể sản xuất 50 triệu liều, đủ tiêm cho 25 triệu người từ nay tới cuối năm. Tuy nhiên, nó chẳng là gì so với 331 triệu dân nước Mỹ. Điều này cho thấy vắc xin sẽ là một nỗ lực kéo dài.
Ngoài United Airlines, các hãng hàng không khác như American Airlines cũng đã bắt đầu thử nghiệm các chuyến bay để có thể chở dược phẩm từ Miami đến Nam Mỹ để kiểm tra việc đảm bảo nhiệt độ của vắc xin cũng như lường trước các tình huống có thể xảy trong quá trình vận chuyển loại hàng hóa quan trọng này.