Lóa mắt với ngôi nhà dát vàng ở Cần Thơ: Du khách nghi ngờ không phải vàng thật, gia chủ "tung chiêu" khẳng định sự thật về tác phẩm của mình
Lấp lánh nổi bật giữa dãy nhà hiện đại, ngôi nhà dát vàng của anh Trung ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ khiến người ta không khỏi trầm trồ mỗi khi đi qua.
- 21-05-2024Nam ca sĩ từng yêu thầm Lý Nhã Kỳ, U60 tuyên bố không lấy vợ, sống một mình trong biệt thự dát vàng trăm tỷ đồng
- 10-05-2024Chiếc xe đắt nhất thế giới giá 3.600 tỷ đồng không phải Ferrari hay Lamborghini, không dát vàng đính kim cương: Danh tính chủ nhân mới gây tò mò?
- 01-04-2024Nườm nượp check-in tòa lâu đài 'dát vàng' của đại gia kinh doanh phế liệu
Thấy hiếu kỳ thì cứ mua vé vào xem. Ngôi nhà dát vàng này chính là một trong những sản phẩm du lịch thu hút đông đảo khách tham quan mỗi khi đến Cần Thơ.
Nhà dát vàng - Điểm tham quan "xa hoa chói lóa" tại Cần Thơ
Nhìn từ bên ngoài, nhà dát vàng lộng lẫy ánh kim gồm 1 trệt và 2 lầu. Theo anh Hồng Phát (nhân viên nhà dát vàng), ngôi nhà này sử dụng gạch men màu vàng nhập từ nước ngoài để làm nổi bật nội thất bên trong.
Đương nhiên, nếu không có vàng thì không thể làm nên tên tuổi ngôi nhà đặc biệt này. Bên trong là hàng trăm món đồ dát vàng, đa dạng kiểu dáng, tinh xảo đến từng chi tiết.
Nhà dát vàng nổi bật giữa khu dân cư ở Cần Thơ. Ảnh Facebook @nhadatvangcantho
Được biết, chủ ngôi nhà là anh Trung, một thương nhân kinh doanh bất động sản, người đã nung nấu ý tưởng đóng góp chút độc đáo cho ngành du lịch Cần Thơ từ nhiều năm trước.
Nhờ có cơ hội đi thăm thú hơn 20 quốc gia trên thế giới, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, anh Trung đã đổ dồn tâm huyết của mình vào ngôi nhà dát vàng để biến nó trở thành một sản phẩm du lịch độc lạ tại quê mình.
Bước vào ngôi nhà, có lẽ bạn sẽ phải che mắt lại một chút vì “bị chói lóa” bởi hàng trăm món đồ dát vàng lấp lánh, tỏa sáng dưới ánh đèn.
Ảnh Facebook @nhadatvangcantho
Đặt ngay giữa nhà là người khổng lồ to lớn đúng với tên gọi. Hai bên là hàng loạt sản phẩm tượng dát vàng với đủ hình tượng từ chiến binh Hy Lạp cho đến Phật Di Lặc, từ vũ khí Tây Âu cho đến binh khí phương Đông xa xưa…
Hết lóa mắt bởi sự xa hoa của những tác phẩm dát vàng, du khách còn bị thu hút bởi “khu vườn cổ tích” với dàn cây cảnh độc lạ được bố trí kỳ công. Bạn sẽ thấy các loại cây cảnh quen thuộc nhưng lại thêm yếu tố lạ như cau 11 đọt, dừa 2-3 đọt, cây thiên tuế 2 đầu… cùng với nhiều cây cổ thụ trăm năm.
Ảnh Facebook @nhadatvangcantho
Theo anh Hồng Phát chia sẻ, anh Trung đã dành thời gian dài để sưu tầm những loại cây này bằng giá rất cao vì chúng mang điểm khác biệt nhờ đột biến gen.
Hiện tại trong khu vườn cổ tích có mộ khu vực được trang hoàng theo tone màu tím làm chủ đạo. Cách trang trí và tạo hình từ cây “thần tiên” đến xích đu hoa hồng, cánh bướm lãng mạn… đều rất cầu kỳ, đúng với cái tên “cổ tích” của nó.
Ảnh, gif từ Facebook và TikTok @nhadatvangcantho
Nhà dát vàng đón khách tham quan từ 7h đến 17h, giá vé 100.000 đồng/lượt, du khách sẽ được thăm thú 2 nơi gồm nhà dát vàng và khu vườn cổ tích.
Dẫu nhà dát vàng vốn đã lấp lánh ánh kim, nhưng anh Trung vẫn không chịu dừng lại ở đó. Để ngôi nhà của mình không bị chán và “một màu” trong mắt du khách, anh luôn nâng cấp và sáng tạo những tác phẩm mới. Cũng nhờ vậy mà suốt 4 năm qua (bắt đầu mở cửa đón khách năm 2020), nhà dát vàng vẫn luôn đông đúc khách tham quan, đặc biệt là thời gian hè và dịp lễ, Tết.
Nhóm của anh Trung chuyển tác phẩm dát vàng mới vào ngôi nhà. Ảnh, gif từ Facebook và TikTok @nhadatvangcantho
"Vàng thật hay giả, hay chỉ là nước sơn?"
Cũng vì độ hoành tráng trông “phi lý” đến thế, nhiều du khách đã hoài nghi rằng liệu ngôi nhà đặc biệt của anh Trung có phải chỉ được sơn vàng hay không? Mà nếu là vàng thì vàng thật hay giả?
Trước những nghi ngờ này, anh Trung đã đặt một bảng thông tin về các món đồ dát vàng trong ngôi nhà để du khách thỏa mãn câu trả lời xác đáng nhất.
Anh Trung đặt hẳn một tấm biển giải thích cho du khách tham quan về nghi vấn "Ngôi nhà có dát vàng thật hay không?". Ảnh Facebook @nhadatvangcantho
“Đồ dát vàng ở đây không phải sơn, mà là được dát vàng thật, tùy vào sản phẩm mà lá vàng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Riêng những sản phẩm quà lưu niệm thì được dát bằng loại lá vàng không cao cấp”, anh Hồng Phát giải thích.
Được biết, chất liệu chính bên trong của các tác phẩm dát vàng là gỗ và kim loại. Chỉ mất 5-10 ngày là hoàn thiện dát vàng cho các món đồ đã có hình dạng sẵn, mất nhiều ngày hơn đối với tác phẩm có thiết kế cầu kỳ hơn như ngai vàng, cây tiền… Cụ thể, tượng người khổng lồ hiên ngang giữa nhà đòi hỏi phải mất hơn 1 năm để hoàn thiện từ khâu đúc khuôn tượng đến dát vàng.
Ảnh Facebook @nhadatvangcantho
Anh Hồng Phát chia sẻ, anh Trung - chủ ngôi nhà, có hẳn một xưởng chuyên đúc tượng và thực hiện các thiết kế đa dạng khác nhau, sau đó mới dát vàng và vận chuyển đến ngôi nhà trưng bày.
Phải nói, ở miền Tây, vàng và trang sức vàng không còn quá xa lạ với người dân nơi đây. Cũng như một nét đặc trưng khi đi ăn cưới ở các tỉnh miền Tây, sính lễ khủng bằng vàng, cô dâu đeo vàng đầy người, khách tham dự lễ cưới mang vàng đầy tay là những hình ảnh hết sức gần gũi. Song cũng không vì thế mà nhà dát vàng của anh Trung lại “quá bình thường” trong mắt người miền Tây. Bằng chứng là đông đảo du khách đến Cần Thơ đều một lần ghé qua nhà dát vàng để ngắm nhìn cho thỏa lòng tò mò.
Ảnh Facebook @nhadatvangcantho
Theo những đoạn video, hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người cho rằng nhà dát vàng Cần Thơ chỉ thu hút du khách ở độ tuổi trung niên trở lên là chủ yếu. Sức hút không phải quá mạnh mẽ, hay nổi tiếng như các trang mạng đưa tin.
Song điều này không thể phủ nhận được việc nhà dát vàng của anh Trung đã và đang thu hút hàng trăm lượt khách tham quan mỗi ngày, thậm chí con số lên đến hàng nghìn trong dịp lễ, Tết, anh Hồng Phát cho biết.
Đó là còn chưa kể nhờ sức mạnh của mạng xã hội, nhiều bạn trẻ đã biết đến nhà dát vàng ở Cần Thơ và không ngần ngại đến tham quan một lần cho biết, hoặc làm nội dung review cho kênh tài khoản của họ.
Tổ Quốc