MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại cây gỗ mọc đầy tại Việt Nam lại là báu vật cực quý hiếm của thế giới: Thu về hơn 30 triệu USD trong 2 tháng đầu năm, nước ta vượt Trung Quốc là 'trùm' toàn cầu

21-03-2024 - 05:55 AM | Thị trường

Loại cây gỗ mọc đầy tại Việt Nam lại là báu vật cực quý hiếm của thế giới: Thu về hơn 30 triệu USD trong 2 tháng đầu năm, nước ta vượt Trung Quốc là 'trùm' toàn cầu

Ấn Độ, Vương quốc Anh và châu Âu đều đang mạnh tay săn lùng mặt hàng này của Việt Nam.

Loại cây gỗ mọc đầy tại Việt Nam lại là báu vật cực quý hiếm của thế giới: Thu về hơn 30 triệu USD trong 2 tháng đầu năm, nước ta vượt Trung Quốc là 'trùm' toàn cầu- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu quế của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm đạt 10.472 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Riêng trong tháng 2, xuất khẩu quế đạt 4.020 tấn với kim ngạch đạt 11,6 triệu USD.

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam, tuy nhiên so với cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm 30,3%, đạt 3.197 tấn. Mỹ thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với 1.274 tấn. Tín hiệu khởi sắc là xuất khẩu quế sang thị trường châu Âu ghi nhận mức tăng 12,7%, đạt 1.235 tấn, đặc biệt xuất khẩu sang Vương quốc Anh tăng mạnh với mức tăng 94,4%.

Loại cây gỗ mọc đầy tại Việt Nam lại là báu vật cực quý hiếm của thế giới: Thu về hơn 30 triệu USD trong 2 tháng đầu năm, nước ta vượt Trung Quốc là 'trùm' toàn cầu- Ảnh 2.

Nguồn: VPA

Các doanh nghiệp xuất khẩu quế hàng đầu thuộc VPA bao gồm: Prosi Thăng Long, Senspices Việt Nam, Gia vị Sơn Hà, Olam Việt Nam, Tuấn Minh...

Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng sản lượng quế của Việt Nam đạt hơn 41.400 tấn, chiếm 17% sản lượng toàn cầu và là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới.

Nhu cầu về quế hằng năm trên toàn cầu đang tăng nhanh, khoảng từ 8% đến 12% đã khiến giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay. Trong năm 2023, xuất khẩu quế thu về 260,9 triệu USD với 89.383 tấn quế, tăng 14,6% về lượng nhưng giảm 10,7% về kim ngạch so với năm 2022.

Quế tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees; họ long não (Lauraceae). Cây to, cao 10 - 20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành, sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20 - 30 năm thì tốt nhất.

Quế là một loại cây gia vị không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đây là loài cây chỉ có rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn tại Việt Nam và Trung Quốc. Quế phân bố hầu khắp các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, phải kể đến bốn vùng trồng quế tập trung là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi. Ngoài ra, mỗi vùng miền có thể có cách gọi tên khác như Quế Yên Bái, Quế Qùy, Quế Quảng, Mạy quế (Tày)…

Trong đời sống hàng ngày, quế có nhiều ứng dụng như trong ẩm thực dùng làm gia vị; chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ như túi thơm thảo mộc, xông nhà, làm miếng lót giày….

Y học cổ truyền đã có cách sử dụng các vị thuốc từ quế rất đa dạng. Ngày nay, theo các nghiên cứu mới nhất, các vị thuốc từ quế còn có tác dụng ngừa bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ bệnh tim, kháng viêm mạnh, bảo vệ não khỏi chứng mất trí và suy giảm nhận thức, phòng ung thư, mụn trứng cá, loại bỏ hơi thở hôi, tốt cho da.... Quế cho ra nhiều vị thuốc và ứng dụng điều trị phong phú trong suốt lịch sử y học.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên