Loại đào quý hiếm, xa xỉ bậc nhất ở Đà Lạt
Là loài đào quý hiếm, chậm lớn, khó thuần phục và đắt giá nhất nhưng bù lại đào thất thốn cho hoa đẹp, quả ngon, có giá trị trang trí hai lần trong một năm.
- 07-02-2024Trung Quốc vẫn liên tục săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Kết năm thu về hơn 4 tỷ USD, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua
- 07-02-2024Mới 28 Tết đào quất đã 'đổ' ra đường, chỉ 80.000 đồng/cây
- 06-02-2024Hãng xe Trung Quốc chuẩn bị vào Việt Nam hé lộ siêu phẩm SUV mới: Tiêu thụ 5,2l/100km, giá hơn 500 triệu đồng
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thất thốn vẫn là loại đào đắt đỏ nhất. Cây đào cao chưa tới 1m nhưng giá rẻ nhất trên dưới 10 triệu đồng/cây, cao nhất hơn 100 triệu đồng/cây.
Anh Bùi Văn Sang, chủ nhân Thung lũng hoa đào (phường 4, TP Đà Lạt, Lâm Đồng ) cho hay, ngoài hàng trăm gốc đào bích, đào phai và liễu đào, nơi đây có hàng chục cây đào thất thốn Đà Lạt và Nhật Tân , trong đó có cây trị giá hơn 100 triệu đồng.
Thông thường đào thất thốn Đà Lạt không nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán mà vào rằm tháng Giêng, khi thời tiết đã ấm hơn nhiều; do đó, nhà vườn phải nghĩ ra nhiều biện pháp khác nhau để điều khiển cho cây ra hoa vào những ngày Tết. Nhiều năm qua, nhà vườn Đà Lạt đã thành công trong việc này.
Tuy nhiên, do năm 2023 nhuận 2 tháng 2 âm lịch nên Tết Nguyên đán 2024 đến muộn một tháng, đã thế thời tiết nắng ấm bất thường vào những tháng cuối năm đã kích thích cây nở hoa sớm. Bởi thế, nhiều cây đào thất thốn ra hoa từ vài tuần trước Tết, hiện đã rụng hết hoa, chuyển sang giai đoạn ra quả.
Ông Vũ Thành Hưng (gần 70 tuổi, ngụ phường 2, TP Đà Lạt) cho biết Việt Nam có hai loài đặc hữu là thất thốn Đà Lạt và thất thốn Nhật Tân. Hiện hai loài này đều được trồng thành công tại TP Đà Lạt.
Sau năm 1975, cụ Nguyễn Văn Hiền tiên phong mang một số giống đào Nhật Tân (đào tiến vua) vào Đà Lạt và chia sẻ cho một số nghệ nhân khác cùng trồng.
Giống đào tiến vua này cũng dần dà thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng miền đất cao nguyên, nở hoa cánh kép, màu đỏ thắm, cánh nhỏ hơn đào Đà Lạt; thân cây có nhiều vảy sẹo màu nâu sậm. Tuy đã được trồng cách đây trên 55 năm nhưng chỉ cao bằng những cây đào bình thường hơn 1 năm tuổi.
Trước đó, từ năm 1968, cha của ông Hưng là cụ Vũ Hữu Sửu đã chọn tạo gây giống từ những cây đào đột biến gien để có loại đào thất thốn Đà Lạt ngày nay. Loại đào này rất lùn, dẫu ngoài 55 tuổi nhưng chỉ cao trên dưới 70cm, mỗi năm cao thêm khoảng 3cm.
Đào thất thốn Đà Lạt dáng đẹp tự nhiên, sai bông, sai trái. Mỗi đóa hoa có 5 cánh đơn mỏng mảnh màu hồng phấn, nhụy vàng tươi, tỏa hương thoang thoảng; thân cành được bao bọc bởi lớp lớp vảy rồng lạ mắt.
Trong khi đào thất thốn Nhật Tân cho quả nhỏ thì kích thước quả đào thất thốn Đà Lạt khá lớn, thường ra quả thành từng chùm trên ngọn cành, có chùm lên tới 19 quả, hình dáng giống quả đào thường. Đến khoảng tháng 4 - 5 thì quả chín, vị đậm đà, thơm ngon.
Vì hình dáng của cây, hoa và quả đều đẹp nên đào thất thốn Đà Lạt có giá trị trang trí hai lần trong năm: Lúc cây ra hoa dịp Tết và tượng quả vào những tháng sau đó.
Ở Việt Nam, chỉ có hai nơi trồng được nhiều đào thất thốn là Hà Nội và Đà Lạt. Một số địa phương khác cũng trồng loại đào này nhưng số lượng rất ít vì khí hậu không phù hợp để cây phát triển.
Tiền phong