Không phải loài người, robot mới là kẻ thắng cuộc nếu chiến tranh thương mại nổ ra
Nếu chiến tranh thương mại xảy ra, cả thế giới sẽ phải gánh những thiệt hại nghiêm trọng và bên duy nhất giành thắng cuộc không phải con người mà là những con robot.
- 29-07-2017Sợ hãi vì robot quá thông minh, Facebook đã phải tự tay "kết liễu" cỗ máy AI do chính mình tạo ra
- 14-06-2017JPMorgan cảnh báo "cái chết" của nhà đầu tư truyền thống: chỉ 10% giao dịch được thực hiện bằng con người, 60% là do robot
- 13-06-2017Singapore trải thảm đỏ đón robot cố vấn tài chính
- 24-05-2017HSBC thừa nhận: Khách hàng thà để robot mổ tim còn hơn nghe máy móc tư vấn đầu tư
- 23-05-2017Hàng loạt nhân viên bán lẻ ở Mỹ nguy cơ thất nghiệp vì… robot
Bước đầu tiên để sống sót trong một cuộc chiến tranh là biết mình thuộc phe nào. Tuy nhiên, trong một cuộc chiến tranh thương mại, điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Giả sử Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu với mặt hàng thép của Liên minh châu Âu. Động thái này có thể làm giá thép tăng cao, kéo theo những ảnh hưởng tới những người Mỹ có nhu cầu sử dụng các mặt hàng có nguồn gốc từ thép vì chúng đều tăng giá.
Khi bị áp thuế nhập khẩu với mặt hàng thép, EU chắc chắn sẽ đáp trả bằng việc đánh thuế các mặt hàng “Made in USD”. Lúc này, chính người dân Mỹ có các khoản sinh kế phụ thuộc vào xuất khẩu sang EU sẽ bị ảnh hưởng. Trong hoàn cảnh này, bạn khó có thể biết mình thuộc phe nào.
Tất nhiên, quy mô của một cuộc chiến tranh thương mại sẽ sâu rộng hơn thế. Nó có thể gây ra tình trạng lạm pháp trên quy mô toàn cầu, làm tổn thương mọi người theo một cách nào đó. Rõ ràng, con người sẽ không giành chiến thăng trong một cuộc chiến tranh như thế. Phần thắng thuộc về một nhóm mà nhu cầu với chúng trở nên tăng vọt. Đó là những con robot.
Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, không được như mong đợi, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tính tới các phương án chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Washington buộc phải chuẩn bị bị cho phương án này và hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Nhà Trắng đang đi nước cờ để sử dụng an ninh quốc gia biện minh cho các chính sách bảo hộ thương mại.
Robot liên quan gì ở đây?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày ngay, các chính sách bảo hộ thương mại có thể khiến giá cả tăng vọt, kéo theo sự sụt giảm nhu cầu trên quy mô toàn thế giới. Để tránh điều đó, giảm giá thành là cách thức duy nhất. Khi mọi khoản chi phí đều đã ở mức tới hạn, nâng cao năng suất và hiệu quả là phương pháp duy nhất.
Chìa khóa để giải quyết vấn đề hóc búa này là tự động hóa sản xuất. Nến bạn đã áp dụng tự động hóa, hãy tự động hóa nhiều hơn nữa. Việc áp dụng máy móc vào sản xuất không phải bước đi đột phá như những hạn chế thương mại khiến chúng trở nên cấp bách, yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tốc độ tự động hóa.
Trên khắp thế giới, robot đang ngày trở nên phổ dụng. Amazon và nhiều công ty thương mại điện tử khác của Mỹ đang cố gắng tự động hóa mọi công việc có thể. Robot có thể lấy đồ vật từ kệ, đóng gói chúng để vận chuyển tới đích. Ngày nay, robot có thể học để trở nên phù hợp hơn với công việc.
Cuối tuần qua, tờ Wall Street Journal đã nhìn thấy quá trình đào tạo robot để phù hợp với từng yêu cầu công việc. Trong khi đó, một công ty Trung Quốc tuyên bố mở khoa hàng hoàn toàn tự động ở Thượng Hải vào cuối năm nay. Hiệu suất, tiết kiệm là những gì robot mang lại cho các công ty, điều họ vốn không thể cưỡng lại.
Tự động hóa sẽ giết chết hàng triệu việc làm và đó là điều con người phải chấp nhận. Tuy nhiên, các nhà máy sẽ không còn phải chuyển tới những quốc gia xa xôi với nguồn lao động giá rẻ. Sản xuất hàng loạt sẽ nhường chỗ cho các hoạt động sản xuất ra những mặt hàng phù hợp với từng quốc gia. Robot sẽ góp phần tạo ra một thế giới hoàn toàn khác.