MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại nhiên liệu được ví như 'vàng lỏng', gia đình nào cũng 'thừa mứa' sắp trở thành vị cứu tinh cho các ông lớn ngành dầu mỏ?

26-04-2023 - 21:59 PM | Tài chính quốc tế

Loại nhiên liệu được ví như 'vàng lỏng', gia đình nào cũng 'thừa mứa' sắp trở thành vị cứu tinh cho các ông lớn ngành dầu mỏ?

Chevron Corp. đang chi hàng tỷ USD để biến dầu ăn đã qua sử dụng thành "hỗn hợp xăng tái tạo", được cho là sẽ "bảo vệ" các ông lớn trước sự bùng nổ của xe điện.

Trong bối cảnh xu hướng xe điện đang bùng nổ, liệu ngành sản xuất ô tô truyền thống có thể trụ vững? Chevron đang hy vọng vào điều này.

Hãng sản xuất dầu đã cho 3 mẫu xe của Toyota chạy xuyên nước Mỹ vào 3 tuần trước, với mục tiêu sử dụng “hỗn hợp xăng tái tạo” có thể là lựa chọn tốt hơn, khi so sánh phương tiện khử carbon so với các xe chạy pin. Theo Chevron, nhiên liệu hoá thạch chiếm chưa đến 1 nửa hỗn hợp này và thải ra ít carbon hơn 40% so với xăng thông thường.

Đây không phải là một chiêu trò marketing. Trên thực tế, vào năm ngoái, hãng đã chi 3,15 tỷ USD để mua lại Renewable Energy Group Inc. (REG), nhà sản xuất dầu diesel sinh học hàng đầu thế giới. Mục tiêu quan trọng của thương vụ này là khả năng biến chất thải thành nhiên liệu của REG: khoảng 70% nguyên liệu được dùng trong các nhà máy lọc dầu sinh học của họ đến từ dầu bỏ đi và phế thải nông sản.

Bloomberg nhận định đây là một triển vọng rất hấp dẫn. Việc chuyển đổi các loại đường và dầu thực vật mà ai cũng có trong bếp thành nhiên liệu sinh học không phải là quá trình phức tạp. Song, điều quan trọng là làm thế nào để có được chúng với số lượng rất lớn. Loại đậu nành hoặc mía thường được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các phương tiện giao thông không phù hợp cho con người ăn uống.

Các chất thải thường được đưa đến những bãi chôn lấp hay nhà máy xử lý nước có thể là một giải pháp. Thay vì tạo ra cả tảng mỡ bám vào thành cống ở nhiều thành phố, thì hàng triệu gallon dầu ăn đã qua sử dụng ở các nhà hàng và hãng chế biến thực phẩm có thể trở thành nguồn doanh thu béo bở, vì sau đó chúng có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu trong các nhà máy lọc dầu sinh học.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Còn vấn đề ở đây là thế giới không có đủ dầu mỡ dư thừa để làm điều đó.

Thế giới sản xuất hơn 200 triệu tấn dầu thực vật mỗi năm. Tuy nhiên, sản lượng dầu lên tới gần 5 tỷ tấn, nên toàn bộ các loại hạt có dầu trên thế giới sẽ không đủ để cung cấp nhiên liệu cho ô tô trong hơn vài tuần. Và đương nhiên, phần lớn dầu thực vật chúng ta sản xuất không trở thành chất thải mà được con người và động vật chuyển hoá.

Các dự báo lạc quan nhất cũng không nhận thấy nguồn cung dầu ăn đã qua sử dụng tăng lên 28 triệu tấn/năm vào năm 2030 - con số đủ để thay thế khoảng 0,5% sản lượng dầu hoá thạch của thế giới. Mỡ động vật qua chế biến có thể bổ sung nhiều nhất là 10 triệu tấn vào con số trên. Tức là, ngay cả ở trường hợp khả quan nhất, dầu ăn đã qua sử dụng cũng sẽ không góp phần tạo ra sự khác biệt về lượng khí thải.

Loại nhiên liệu được ví như 'vàng lỏng', gia đình nào cũng 'thừa mứa' sắp trở thành vị cứu tinh cho các ông lớn ngành dầu mỏ? - Ảnh 1.

Vậy liệu có cách nào để chúng ta thu được nhiều dầu đã qua sử dụng hơn không? Câu trả lời là không nhiều. Một trong những khó khăn đối với nguồn cung dầu đã qua sử dụng đó là chúng có nguồn gốc từ rất nhiều nhà hàng, nhà máy thực phẩm và các gia đình, khiến việc thu gom ở quy mô công nghiệp không hề dễ dàng. Việc tăng giá dầu đã qua sử dụng có thể sẽ làm tăng động lực về kinh tế cho những người thu gom rác thải, nhưng có nhiều rủi ro.

Ở Mỹ, trong những năm gần đây, làn sóng tội phạm quy mô nhỏ đã xuất hiện. Nhóm này thường ăn cắp dầu đã qua sử dụng - thường được gọi là “vàng lỏng”. Tại châu Âu, các nhà sản xuất và hoạt động nhiên liệu sinh học đã thông báo rằng dầu nhập khẩu từ châu á và được dán nhãn là “chất thải” thường là dầu nguyên chất như dầu cọ. Dầu ăn đã qua sử dụng ở Trung Quốc được giao dịch cao hơn khoảng 29% so với hợp đồng tương lai dầu cọ ở Malaysia, theo đó nhóm tội phạm sẽ thu lời khoảng 300 USD/tấn khi chuyển đổi sản phẩm này sang sản phẩm khác.

Rõ ràng rằng, các quy định về nhiên liệu thải đang khuyến khích việc biến rác thải thành “kho báu”. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không gây nhiều tác động tiêu cực đến nhu cầu dầu mỏ. Chevron muốn thúc đẩy việc sử dụng “xăng tái tạo” không phải vì việc này làm giảm mức tiêu thụ dầu thô, mà họ muốn tạo ra “bức tường thành” cạnh tranh với mối đe doạ từ xe điện - với nhiên liệu sạch hơn và rẻ hơn.

Tham khảo Bloomberg

Vu Lam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên