Loại quả dại mọc đầy Việt Nam: Tạo "cơn sốt" trên thế giới, giá lên tới 700 nghìn đồng 1kg ở Nhật
Tại Việt Nam, nhiều gia đình dùng loại quả này để trồng làm cảnh.
- 14-10-2024Trung Quốc thu mua mạnh cau Việt Nam: Hóa ra loại quả này được chế biến thành nhiều thứ đến vậy
- 03-10-2024Một tỉnh của Việt Nam vừa thả hơn 500 triệu con ong để "cứu" loại quả mà người Trung Quốc lùng mua
- 28-09-2024Việt Nam có loại quả mà Trung Quốc cần tới hơn 1,4 triệu tấn mỗi năm: Nước ta vừa lập kỷ lục "đỉnh nóc"
- 17-09-2024Ông nông dân trồng loại quả "đột biến", thu 3,5 tỷ đồng/năm rất nhẹ nhàng
Nội dung chính
|
Loại quả trồng đầy ở Việt Nam nhưng là thảo dược quý của thế giới
Theo trang Mysterious World, có một loại quả được bình chọn là thảo dược quý của thế giới, chính là tầm bóp. Tên khoa học của cây tầm bóp là Physalis angulata. Đây là một loại cây thân thảo thuộc họ Cà sinh sống tự nhiên như một loại cỏ dại. Cây tầm bóp, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1753
Tại Việt Nam, không nhiều người biết rằng tầm bóp mọc rất phổ biến. Lá và chồi non của tầm bóp thường được chị em phụ nữ thu hoạch để xào hoặc nấu canh, chúng có hương vị đặc biệt, hơi đắng nhưng dễ chịu khi thưởng thức. Quả tầm bóp lại trở thành trò chơi vui nhộn cho bọn trẻ, chúng thích hái và bóp quả để nghe tiếng nổ vui tai.
Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, giá của quả tầm bóp được coi là khá cao. Chẳng hạn, tại Nhật Bản, giá của nó có thể lên tới 700.000 đồng cho mỗi kg. Gần đây, ở Việt Nam cũng bắt đầu có những nơi sử dụng ngọn tầm bóp làm thực phẩm nhưng số lượng còn hạn chế. Loại rau này còn được biết đến là rất sạch, không bị ô nhiễm bởi hóa chất, được coi là 100% sạch.
Ngoài ra, loại cây này lại có nhiều công dụng, có thể dùng để nấu ăn hoặc làm thuốc có lợi cho sức khỏe.
Cây tầm bóp còn được biết đến với các tên gọi khác như thù lù, bùm bụp, lồng đèn, thuộc họ Cà. Loài cây này có nguồn gốc từ châu Mỹ và ngày nay đã xuất hiện ở một số quốc gia trong khu vực nhiệt đới. Ngoài Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng có sự hiện diện của cây tầm bóp, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và thậm chí là các nước ở châu Phi. Tại Trung Quốc, người ta thường gọi quả tầm bóp bằng một tên rất duyên dáng là "quả cô nương".
Cây tầm bóp thích hợp với khí hậu nhiệt đới và thường xuyên xuất hiện một cách tự nhiên dọc theo lề đường, mép ruộng, trong khu vườn, ở các bãi cỏ hoặc đất trống. Bên cạnh đó, chúng còn mọc ở những khu vực gần rừng ở độ cao không quá 1.500 mét so với mực nước biển.
Cây này là loại thân thảo, với chiều cao trung bình từ 50 đến 90 cm. Thân cây đa cành, cành thường mọc rủ. Lá của tầm bóp màu xanh, hình bầu dục, dài khoảng 0.3 cm và rộng từ 0.2 đến 0.4 cm, mọc so le và gắn vào thân cây qua một cuống lá dài từ 0.15 đến 0.3 cm, lá có thể chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp có màu trắng, nhụy vàng và 5 cánh, mọc trên cuống hoa mảnh và đơn độc, đài hoa hình chuông, màu xanh và phủ một lớp lông tơ mịn bên ngoài.
Quả tầm bóp có dạng tròn nhỏ tương tự như quả cà chua. Quả tầm bóp khi còn non thường có màu xanh, sau chín chuyển sang màu đỏ và được bao phủ bởi một đài như chiếc túi bên ngoài, bên trong có hạt hình thận đặc trưng. Khi quả chín và được bóp mạnh, nó sẽ tạo ra tiếng "bộp", do đó còn có tên gọi khác là cây bồm bộp. Cây này có thể ra hoa và kết quả quanh năm.
Mọi phần của cây tầm bóp đều rất hữu dụng, từ rễ đến thân, lá, và quả. Cây tầm bóp có thể thu hoạch quanh năm, sử dụng tươi hoặc phơi khô để dự trữ lâu dài. Khi phơi khô cây, cần bảo quản trong bọc kín hoặc hộp, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên để cây khô gần khu vực ẩm ướt như bồn rửa, nhà vệ sinh vì có thể làm tăng nguy cơ mốc và nhiễm khuẩn.
Công dụng đặc biệt từ loại quả mọc dại đầy Việt Nam
Theo thông tin từ trang y tế WebMD, tầm bóp chứa nhiều loại dưỡng chất như chất xơ, protein, vitamin C, natri, sắt, và chất béo. Trong 140g tầm bóp, có khoảng 3,92 mg vitamin B2, 1,4 mg sắt, 15,4 mg vitamin C, 13 mg canxi, 0,98 gram chất béo, 15,68 gram carbohydrate, và 56 mg phốt pho.
Cây tầm bóp nổi tiếng với các dược tính có lợi cho sức khỏe. Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng tầm bóp như một phương pháp chữa trị. Chẳng hạn như tại Ấn Độ, người ta dùng toàn bộ cây như một loại thuốc lợi tiểu; còn lá của nó thì được dùng để điều trị các vấn đề về dạ dày.
Ở Châu Phi, người dân thường sử dụng lá của cây tầm bóp để làm thức ăn và điều trị cho các vết thương bị nhiễm trùng. Cây tầm bóp cũng được coi là phương pháp tự nhiên để phòng ngừa các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu, như viêm thận, sỏi thận và sỏi bàng quang.
Tại Trung Quốc, cả cây tầm bóp được sử dụng trong việc điều trị mụn nhọt, nhiễm amip, bệnh bạch hầu, quai bị và viêm tinh hoàn.
Tại Việt Nam, trong dân gian, lá tầm bóp có thể dùng nấu canh ăn trị mất ngủ.
Theo thông tin từ Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cũng là thành viên của Hội Đông y Hà Nội, người ta có thể sử dụng mọi bộ phận của cây tầm bóp bao gồm rễ, thân, lá và quả. Trong y học cổ truyền, tầm bóp được biết đến với vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải đờm, thông lợi tiểu, phân tán các cục máu đông và có nhiều lợi ích sức khỏe khác như phòng chống bệnh tim mạch, kiểm soát lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tăng cường khả năng miễn dịch và điều trị bệnh tay chân miệng.
Các nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng, cây tầm bóp là một nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, giàu chất xơ và nước, đồng thời cũng chứa lượng đường đáng kể. Quả tầm bóp chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, với 100g quả bao gồm 80% là cacbohydrate, 12% là protein, 8% là chất béo, cùng với nhiều vitamin và khoáng chất khác.
Quả tầm bóp có tác dụng hỗ trợ loại bỏ đờm, làm giảm ho, chữa chứng tiểu buốt và các vấn đề về da như mụn nhọt. Ngoài ra, nó còn có khả năng ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới đường tiết niệu và viêm thận, bao gồm sỏi thận và sỏi bàng quang, cũng như hỗ trợ điều trị bệnh gout và bệnh thấp khớp.
Ngoài ra, tầm bóp còn có thể dùng để đắp trị nhọt, giảm đau từ vết thương do đinh độc gây ra và là phương pháp hiệu quả để tắm trẻ em khi bị rôm sẩy.
Lương y Bùi Đắc Sáng khuyên rằng có thể dùng thân và lá của cây tầm bóp để chữa trị các triệu chứng như cảm sốt, đau và sưng ở yết hầu, ho có đờm và cảm giác khó chịu kèm theo buồn nôn, với liều lượng từ 20 đến 40 gram thân cây khô nấu sắc. Ngoài ra, cũng có thể dùng lá tươi từ 40 đến 80 gram, giã nát và vắt lấy nước uống để điều trị những vấn đề như nhọt vú hay mụn nhọt do độc, phần bã còn lại thì dùng để đắp lên vùng tổn thương hoặc nấu lấy nước để rửa.
Loại quả được săn lùng sau khi biết công dụng của nó
Vào năm 2017, quả tầm bóp đã gây sốt tại Nhật Bản và bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm ở Việt Nam. Việc săn lùng rau tầm bóp và quả tầm bóp trở thành xu hướng phổ biến đối với nhiều bà nội trợ Việt.
Mặc dù việc mua rau tầm bóp không quá khó khăn vì đã có bán khá nhiều tại các chợ, nhưng việc tìm mua quả tầm bóp lại không hề đơn giản. Có thể mất tới cả tuần để đặt mua và giá cũng ở mức cao, khoảng 150.000 đến 200.000 đồng/kg.
Theo VietNamNet, đa số tầm bóp được bày bán là sản phẩm trồng tại Trung Quốc, nơi có cả một vùng chuyên canh tầm bóp để thu hoạch rau và quả. Những quả tầm bóp này được đóng gói trong các thùng có trọng lượng 5 kg và sau đó được nhập khẩu vào Việt Nam để bán sỉ và lẻ. Dù Việt Nam cũng có tầm bóp, nguồn cung trong nước không ổn định bằng Trung Quốc.
Theo báo Pháp luật TP.HCM, năm 2023, tầm bóp Nam Mỹ với hương thơm nhẹ nhàng, chất lượng quả lớn và đều, đã trở thành đối thủ cạnh tranh trong phân khúc trái cây cao cấp tại Việt Nam, sánh ngang với cherry, việt quất, phúc bồn tử và dâu tây.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tuyến đường như Cộng Hòa, Trường Chinh, Quang Trung ở quận Gò Vấp,... đã xuất hiện nhiều điểm bán quả tầm bóp nhập khẩu từ Nam Mỹ, với giá bán lẻ là 120.000 đồng cho mỗi kg. Nếu chỉ mua thử, một lạng có giá 10.000 đồng. Trong khi đó, tại các cửa hàng thực phẩm cao cấp như Naman Market, giá bán của thù lù đóng hộp 160g là 64.900 đồng, tương đương với giá trên 400.000 đồng cho mỗi kg.
Đời sống và Pháp luật