Loại quả được công nhận chất lượng nhất thế giới của Việt Nam thu về gần 1 tỷ USD, Trung Quốc, Mỹ đều ‘đặt gạch’ mua hàng
Đây là loại trái cây chuẩn bị nốt gót sầu riêng gia nhập câu lạc bộ tỷ đô khi thu về gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm.
- 06-01-2024Loại quả cực phẩm của Việt Nam ngon hớp hồn: Giá mềm, Mỹ, Hàn Quốc đua nhập khẩu, tăng trưởng chỉ kém sầu riêng
- 01-01-2024Độc lạ loại quả có giá hơn nửa tỷ/cặp, chỉ Nhật Bản mới trồng, người thường hiếm khi mua được
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dừa và các sản phẩm liên quan đạt 902,8 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2022. Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, trong năm 2022 kim ngạch xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt hơn 900 triệu USD, đứng thứ 4 về tổng giá trị trên thị trường dừa thế giới, đây là một thành tích đáng tự hào của trái dừa Việt Nam.
Nói về ngành dừa, từ xưa đến nay cây dừa đã gắn liền trong tâm trí cũng như đời sống người dân Việt. Đây là loại cây có tính ứng dụng cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân. Hiện nay loại cây này đang được nhân giống và trồng rộng rãi trên khắp cả nước là Bến Tre nổi tiếng là xứ dừa lớn nhất Việt Nam.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, đến cuối năm 2022, tổng diện tích dừa của tỉnh hơn 78.000 ha với diện tích đang cho trái là hơn 71.400 ha. Tổng sản lượng dừa của tỉnh ước khoảng 688 triệu trái/năm.
Hiện các sản phẩm từ dừa Bến Tre đã xuất qua hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn các sản phẩm của ngành chế biến dừa có giá trị gia tăng cao như: cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, sữa dừa đóng hộp, nước dừa đóng hộp, dầu dừa tinh khiết, mỹ phẩm từ dừa…
Theo đánh giá của Phòng Thương mại Quốc tế ICC, Việt Nam là một quốc gia có năng suất và chất lượng trái cao nhất trên thế giới. Hiện tại, ngành dừa Việt Nam có vị trí quan trọng trên thế giới với diện tích trên 188 nghìn ha. Diện tích dừa Việt Nam chiếm 1,67% diện tích trên thế giới, 2,07% diện tích dừa châu Á. Nếu như năm 2010, diện tích dừa Việt Nam xếp thứ 6 trên thế giới thì đến năm 2021, diện tích dừa Việt Nam đã xếp thứ 5 trên thế giới.
Bước sang năm 2023, xuất khẩu dừa gặp nhiều khó khăn trước tình hình chung của nền kinh tế thế giới, tuy nhiên đã bứt phá trong quý 2 và quý 3 với tin vui từ các cường quốc lớn. Đầu tiên là việc Mỹ chấp thuận cho dừa Việt Nam vào thị trường không chỉ dừa tươi mà còn dừa nguyên trái, nguyên liệu.
Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đã gửi thư rà soát sản lượng tiến tới nghiên cứu xuất khẩu chính ngạch trái dừa tươi, đến nay đã đàm phán đạt gần 60% và tương lai chắc chắn sẽ nhập dừa tươi của Việt Nam.
Với nhiều tín hiệu tích cực, hết năm 2023 kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu dừa sẽ đạt 1 tỷ USD. Bước sang năm 2024, ngành phấn đấu xuất khẩu đạt hoặc vượt 1 tỷ USD.
Năm 2023 là năm bội thu đối với ngành rau quả của Việt Nam. Qua 11 tháng, xuất khẩu rau quả đạt khoảng 375 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu qua 11 tháng của ngành hàng này đạt 5,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 xuất khẩu rau quả dự kiến sẽ đạt từ 5,5 - 5,6 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục của ngành hàng này từ trước đến nay.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- "Cá tỷ đô" của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc cực mê vì vừa rẻ vừa ngon: thu về 1,7 tỷ USD, sản lượng dẫn đầu thế giới
- Từng có thời huy hoàng, nay láng giềng tăng nhập khẩu 1 sản vật của Việt Nam
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, mặt hàng gì mà "hot" đến vậy?
- Sản vật tỷ đô của Việt Nam được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng vọt hơn 1.000%, 1/3 thế giới đua nhau chốt đơn
- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua