MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một loại quả của Việt Nam được thị trường tỉ dân đặc biệt ưa chuộng: Người Trung Quốc tự nhận “còn phải học nông dân Việt dài dài”

25-02-2024 - 00:11 AM | Tài chính quốc tế

Một loại quả của Việt Nam được thị trường tỉ dân đặc biệt ưa chuộng: Người Trung Quốc tự nhận “còn phải học nông dân Việt dài dài”

Là thị trường tiêu thụ nông sản lớn, Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng rất lớn trái thanh long của Việt Nam.

Thanh long nội địa Trung Quốc

Trong thời gian du học tại Trung Quốc, tôi đã có nhiều lần được đến các khu chợ và siêu thị của người dân địa phương. Tại đây, tôi được biết thêm người dân Trung Quốc rất chuộng ăn thanh long. Tuy nhiên, do nguồn cung từ Việt Nam không thể đáp ứng thị trường, nên người dân đã tự phát triển các giống thanh long trong nước.

Ví dụ, một hộp thanh long 1,5kg dưới đây được bán trong siêu thị với giá 18,9 tệ/hộp (tương đương 60 nghìn đồng/hộp). Về mặt cảm quan, các quả cầm chắc tay, tuy nhiên lớp vỏ thanh long không tươi, có dấu hiệu nhăn nheo, phần vảy quả không dài, mất màu xanh lá cây thường thấy.

Một loại quả của Việt Nam được thị trường tỉ dân đặc biệt ưa chuộng: Người Trung Quốc tự nhận “còn phải học nông dân Việt dài dài”- Ảnh 1.

Theo tìm hiểu, thị trường tiêu thụ thanh long Trung Quốc rất lớn và nước này đang tìm cách phát triển thanh long nội địa. Dữ liệu hải quan cho thấy, lượng nhập khẩu thanh long trong nửa đầu năm 2023 là 206.000 tấn, trị giá 1,37 tỷ nhân dân tệ với đơn giá nhập khẩu trung bình là 6,67 tệ/kg (khoảng 22.000 đồng), tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng lưu ý, thanh long nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam, Ecuador và Đài Loan (Trung Quốc), trong đó nhập từ Việt Nam chiếm 99,9%, nhập từ Ecuador 27,7 tấn trong khi chỉ nhập từ Đài Loan 1,5 tấn.

Báo cáo của trang Dafengshou, chuyên trang về nông nghiệp của công ty Công nghệ Mạng Ngũ cốc Thâm Quyến, cho hay thanh long là một trong ba mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đã có giai đoạn chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Trung Quốc.

Lợi thế của Việt Nam

Báo cáo này đánh giá Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển các vùng trồng cây ăn quả quy mô lớn, dễ dàng vận chuyển trái cây tươi trong nước ra thị trường quốc tế, lợi thế trồng trọt của Việt Nam là có thể cung cấp thanh long quanh năm.

Cụ thể:

“Bên cạnh những lợi thế tự nhiên, Việt Nam còn có những lợi thế công nghiệp như:

1. Ngành thanh long Việt Nam có quy trình chế biến toàn diện và tỉ mỉ trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch. Khâu sau thu hái được cơ giới hóa cao khiến trái cây Việt Nam chiếm thị phần rất lớn trên thế giới về xuất khẩu, đáng để ngành thanh long Trung Quốc học hỏi.

2. Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu đảm bảo ngoại hình của trái thanh long.

Thanh long được thu mua từ Việt Nam với giá rẻ, sơ chế tại Việt Nam và vận chuyển sang Trung Quốc. Thanh long Việt Nam có lợi thế về giá cả, chất lượng cũng hơn cao hơn thanh long Trung Quốc.

Hiện nay, nguy cơ sương giá đối với thanh long nội địa Trung Quốc và chi phí sản xuất tương đối cao. Thanh long Trung Quốc chỉ có lợi thế về độ tươi sau khi thu hoạch. Vận chuyển đường dài là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng của thanh long Việt Nam.

Các giống thanh long Trung Quốc khác với thanh long ở Việt Nam, hình thức không tươi, hấp dẫn như thanh long Việt Nam, hoặc cùng một giống nhưng do khí hậu, môi trường trồng trọt giữa Trung Quốc và Việt Nam khác nhau nên vỏ thanh long cũng khác nhau.

Trái cây sản xuất tại Việt Nam dày hơn, hình thức tươi ngon và bảo quản lâu bền là đặc điểm lớn nhất của thanh long Việt Nam.

Một loại quả của Việt Nam được thị trường tỉ dân đặc biệt ưa chuộng: Người Trung Quốc tự nhận “còn phải học nông dân Việt dài dài”- Ảnh 2.

Trong những năm gần đây, thanh long ruột đỏ ngày càng được ưa chuộng và chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, thị trường thanh long Trung Quốc cần nhiều thanh long tươi, tinh chế hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường trung và cao cấp.

Thanh long Việt Nam có sự tích lũy lâu dài. Trong khi đó, một vấn đề kỹ thuật quan trọng hạn chế sự phát triển của ngành thanh long Trung Quốc là khâu bảo quản thanh long sau thu hoạch. Thông thường, thời gian bảo quản thanh long sản xuất tại Trung Quốc chỉ là nửa tháng, về vấn đề này còn rất nhiều điều đáng để khám phá và học hỏi”.

Một số báo cáo khác cho hay, sau vài năm phát triển, diện tích trồng thanh long hiện nay ở Trung Quốc đã lên tới 67.000 ha, về cơ bản cao hơn 55.000 ha tại Việt Nam. Trong số các vùng trồng thanh long của Trung Quốc, Quảng Tây có diện tích trồng lớn nhất với khoảng 11.000 ha, tiếp theo là Quảng Đông, Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, Phúc Kiến và các tỉnh khác, dự kiến diện tích và sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới.

Báo cáo cho biết, để cạnh tranh với thanh long Việt Nam, ngành nông nghiệp Trung Quốc đang chú trọng nâng cao chất lượng, cách trồng, tìm hương vị mới và các điểm độc đáo khác.

Tất Đạt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên